preload

Bạn muốn trở thành người lãnh đạo như thế nào trong mắt nhân viên?

25/04/2024

- Quản lý công việc
6,344 lượt xem

Chắc hẳn ai cũng muốn mình sẽ trở thành nhà lãnh đạo được nhân viên tin tưởng và yêu mến. Tuy vậy, để làm được điều đó quả thật không hề đơn giản, bạn không thể kỳ vọng rằng mọi người sẽ coi trọng bạn như một nhà lãnh đạo thật sự chỉ thông qua chức vụ trên tấm danh thiếp của mình.

Chắc hẳn ai cũng muốn mình sẽ trở thành nhà lãnh đạo được nhân viên tin tưởng và yêu mến. Tuy vậy, để làm được điều đó quả thật không hề đơn giản, bạn không thể kỳ vọng rằng mọi người sẽ coi trọng bạn như một nhà lãnh đạo thật sự chỉ thông qua chức vụ trên tấm danh thiếp của mình.

Để trở thành người thủ lĩnh thành công bạn cần:

 Chia sẻ về sứ mệnh của bản thân

 Luôn nói về tầm nhìn và giá trị của doanh nghiệp khi có cơ hội với nhân viên. Thường xuyên nhắc lại các giá trị cốt lõi trong những buổi họp. Hãy cho mỗi nhân viên thấy được vai trò của họ trong công việc chung của tập thể, đóng góp của họ đối với sứ mệnh chung của doanh nghiệp.

Xây dựng “niềm tin”

Bạn có biết rằng nhân viên sẽ trung thành và nhiệt tình hơn nếu như họ được làm việc trong môi trường mà họ cảm thấy tin tưởng. Lòng tin có thể được xây dựng bằng nhiều cách khác nhau, trước tiên cần cho nhân viên thấy được rằng bạn thực sự quan tâm đến họ. Niềm tin được tạo lập từ việc giao tiếp và chia sẻ nhiều hơn mỗi ngày, trong công việc và những vấn đề cuộc sống. Hãy cho nhân viên của bạn thấy rằng bạn quan tâm đến thành công của họ, tùy năng lực từng người mà trao cho họ những cơ hội phát triển và thể hiện bản thân.

Tôn trọng nhân viên cũng là tôn trọng chính mình

“Trao đi thứ gì sẽ nhận lại thứ đó”, khi bạn kiểm soát những hành vi của bản thân theo một chuẩn mực đạo đức thì bạn cũng sẽ nhận lại những điều tương tự. Peter Handal – CEO Công ty Dale Carnegie Training cho rằng nhân viên thường không muốn gắn bó với công ty nào mà họ cảm thấy mình không tôn trọng lãnh đạo và những giá trị của công ty.

Đưa ra phản hồi mang tính xây dựng

Hãy chắc chắn rằng những ý kiến bạn đưa ra thực sự muốn họ tốt lên chứ không phải làm tổn thương. Đối với những nhân viên làm việc chăm chỉ, sáng tạo hãy thể hiện sự trân trọng và đánh giá cao họ. Luôn nói lời cảm ơn và khen thưởng mỗi khi nhân viên bạn hoàn thành xuất sắc công việc

Chịu trách nhiệm về những sai lầm dù nhỏ nhất

Chuyện sẽ chẳng có gì phải bàn nếu mọi chuyện đều tốt nhưng những nhà lãnh đạo thực sự sẽ được đánh dấu bởi sự thừa nhận những thất bại của chính họ. Một vài sai lầm nhỏ là điều không thể tránh khỏi trong quá trình phát triển và hoàn thiện bản thân tuy vậy, nếu dám nhận sai và sửa chữa thì điều đó quả thực rất tuyệt vời. Điều này sẽ giúp cho nhà lãnh đạo nhận được sự tôn trọng của tất thảy đồng nghiệp, thành viên nhóm bởi  sự chân thực và đáng tin cậy.

Vượt khỏi vòng an toàn

Nhà lãnh đạo vĩ đại là người luôn theo đuổi những ý tưởng mới mẻ. Đừng vội đưa ra lời “từ chối” khi đối mặt với những điều khác với những gì đã làm trong truyền thống. Bạn sẽ không bao giờ phát triển được nếu không chịu tiến bước. Hãy bước khỏi vòng an toàn của bản thân, thử thách chính mình để tìm hướng mới phát triển cho doanh nghiệp.

Lãnh đạo là công việc diễn ra thường ngày khi bạn từng bước thúc đẩy chính mình và những người xung quanh phát triển hơn nữa. Mỗi chúng ta đều mong muốn trở thành con người hoàn hảo, nhà lãnh đạo tài ba. Bạn sẽ chẳng thể lãnh đạo tốt khi nhân viên không tôn trọng, trung thành và hết mình vì lý tưởng của bạn.

Sự tin tưởng, tôn trọng được xây dựng trên mối quan hệ chia sẻ, hiểu biết. Hãy biết ươm mầm thế hệ tương lai, lên kế hoạch thăng tiến cho nhân viên và lộ trình phát triển doanh nghiệp, xây dựng nền văn hóa có giá trị, cởi mở, bình đẳng.

>> 7 bí kíp giúp tăng hiệu quả email marketing, thu hút khách hàng

Trải nghiệm giải pháp

quản lý và chăm sóc khách hàng toàn diện cho SMEs Việt

Trải nghiệm thử

Hotline 24/7: (024) 6262 7662