preload

Getfly sẵn sàng ba kịch bản đối phó khi dịch bệnh Covid-19 chưa có dấu hiệu hạ nhiệt

20/04/2024

- Quản lý công việc
6,217 lượt xem

Ông Nguyễn Huy Hoàng, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần công nghệ Getfly Việt Nam, cung cấp giải pháp chuyển đổi số cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cho biết: Khi tình hình dịch bệnh diễn ra và ngày càng có chiều hướng gia tăng thì Ban lãnh đạo của Công ty đã chuẩn bị 3 kịch bản để đối phó với dịch bệnh trong trường hợp xấu nhất.

Ông Nguyễn Huy Hoàng, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần công nghệ Getfly Việt Nam, cung cấp giải pháp chuyển đổi số cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cho biết: Khi tình hình dịch bệnh diễn ra và ngày càng có chiều hướng gia tăng thì Ban lãnh đạo của Công ty đã chuẩn bị 3 kịch bản để đối phó với dịch bệnh trong trường hợp xấu nhất.

Dịch Covid 19 đến thời điểm hiện tại đang diễn biến ngày càng phức tạp. Các chính quyền từ Trung ương tới địa phương đang phải gồng mình dồn hết tâm sức để khống chế không cho dịch lây lan trên diện rộng. Dịch bùng phát làm cho cả nền kinh tế Việt Nam nói riêng và các nước trên thế giới nói chung lâm vào cảnh khó khăn. Một loạt các doanh nghiệp có quy mô nhỏ đang trên đà phá sản hoặc hoạt động cầm cự chờ qua hết mùa dịch.

Getfly sẵn sàng ba kịch bản ứng phó khi dịch bệnh Covid 19 kéo dài.

Ngoài việc doanh thu sụt giảm nghiêm trọng, một số ngành chịu ảnh hưởng nặng nề như du lịch, dịch vụ phải đóng cửa, cho nhân viên nghỉ phép không lương, cắt giảm lương … thì những ngành khác cũng rơi vào khó khăn không kém. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến các chủ doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của nhân viên khi thu nhập họ bị giảm đáng kể mà không có khả năng bù lại. Bên cạnh đó, không ít người có tâm trạng lo lắng không biết mình có thể vào danh sách bị cách ly vào bất cứ lúc nào, khi có người thân hoặc đồng nghiệp không may ở trong diện tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh.

Ông Nguyễn Huy Hoàng, Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty cổ phần Công nghệ Getfly Việt Nam có trụ sở ở phố Thái Hà, Hà Nội cho biết: Khi tình hình dịch bệnh diễn ra và ngày càng có chiều hướng gia tăng thì Ban lãnh đạo của Công ty đã chuẩn bị 3 kịch bản để đối phó với dịch bệnh trong trường hợp xấu nhất. Cụ thể:

Kịch bản 1: Dịch ở mức độ kiểm soát được, các điểm dịch được kiểm soát và chưa ảnh hưởng trực tiếp hoạt động sản xuất với doanh nghiệp. Doanh nghiệp bắt buộc phải hoạt động trong sự lo lắng. Vậy để tâm lý người lao động được ổn định thì nên làm các bước như: Đo thân nhiệt mỗi sáng của người lao động để kiểm soát nguy cơ tiềm ẩn của bệnh. Lọc ra danh sách người lao động ở gần nơi tiếp xúc dịch, người tiếp xúc người bị cách ly hoặc khu vực cách ly. Quan trọng hơn cả là tuyên truyền cho người lao động hiểu khái niệm “cách ly”, các cách lây nhiễm, biện pháp phòng tránh vì đây là nguyên nhân chính khiến người lao động rất ngại và sợ khi bị đưa vào danh sách đen. Đối với hoạt động hành chính kiểm soát chặt chẽ đối tác, khách hàng khi gặp mặt trao đổi và có trang bị cơ bản khẩu trang, nước rửa tay ở công ty để hỗ trợ. Kiểm tra lại tất cả thẻ BHYT cho nhân viên trong trường hợp sai, hỏng thì phải đổi cấp lại ngay.

Kịch bản 2: Xu hướng làm việc 50-50 hoặc làm online. Nhân sự cần ngồi lại với kế toán và ban giám đốc tính phương án trả lương cho phù hợp với tình hình thực tế.

Kịch bản 3: Dịch có xu hướng lan rộng không kiểm soát và cách ly được người có nguy cơ lây nhiễm. Đây là kịch bản doanh nghiệp có nguy cơ dừng hoạt động nội bộ và giao thương với khách hàng. Nhân sự cần ngồi lại với kế toán và Ban giám đốc để xem lượng tiền mặt trong doanh nghiệp có thể duy trì được trong khoảng thời gian bao lâu để đưa một phương án phù hợp nhất về “tiền lương trong thời gian tạm dừng”.

Nhìn chung, vấn đề cốt tử của các doanh nghiệp hiện tại đều là lượng tiền mặt dữ trữ để duy trì hoạt động trong thời gian tới. Vì vậy trong trường hợp nhân sự phải nghỉ quá lâu, cần căn cứ vào tình hình tài chính của công ty để lên phương án nghỉ hưởng lương cơ bản trong thời gian cho phép, cuối cùng hai bên mới đi đến thỏa thuận nghỉ không lương. Bên cạnh đó, cần rà soát lại tất cả những hợp đồng về thời hạn, hợp đồng, khách hàng duy trì đang thực hiện để đưa ra dự thảo công văn thông báo tới khách hàng.

Không chỉ riêng Getfly mà một loạt các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay đang rất khó khăn, hoạt động cầm cự cố gắng vượt qua dịch bệnh. Phương án cắt giảm lương và cho nghỉ phép luôn phiên giữa giai đoạn khó khăn này luôn được các chủ doanh nghiệp cân nhắc đầu tiên để đảm bảo hoạt động liền mạch của doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn nhất. Thậm chí có không ít doanh nghiệp đã tính tới trường hợp xấu nhất trong trường hợp doanh nghiệp phải dừng hoạt động tạm thời sẽ cho nhân viên nghỉ tạm thời và được nhận 50% lương cơ bản không bao gồm các khoản trợ cấp cố định.

Không những thế, một loạt các giải pháp được đưa ra và được các doanh nghiệp áp dụng triệt để với mong muốn giảm thiểu rủi ro duy trì hoạt động của doanh nghiệp trong thời gian dài nhât. Tất cả đều đang tập trung vào việc ngưng tuyển dụng nhân sự mới, tối ưu hóa chi phí, cắt giảm nhân sự, tạm ngừng các hoạt động offline và chuyển sang online. Đo lường hiệu suất của các phòng ban để nâng cao hiệu quả công việc. Tập trung đào tạo kỹ năng, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn sẵn sàng tinh thần đến khi thị trường ấm trở lại sẽ tạo đà bùng nổ, khôi phục lại hoạt động một cách nhanh nhất.

Nguồn: doanhnghiepvn.vn

>> Xem thêm: Rủi ro và những nguyên tắc quản trị rủi ro trong doanh nghiệp hiệu quả

Trải nghiệm giải pháp

quản lý và chăm sóc khách hàng toàn diện cho SMEs Việt

Trải nghiệm thử

Hotline 24/7: (024) 6262 7662