preload

Mô hình SWOT và ứng dụng hiệu quả trong kinh doanh

29/03/2024

- Quản lý công việc
5,839 lượt xem

Ngày nay người ta thường nhắc nhiều đến SWOT như một công cụ quan trọng, hữu ích cho việc nắm bắt và ra quyết định đối với bất kỳ tổ chức kinh doanh nào. Phân tích SWOT giúp doanh nghiệp nhận ra điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức từ chính sản phẩm, đối thủ và thị trường.

Ngày nay người ta thường nhắc nhiều đến SWOT như một công cụ quan trọng, hữu ích cho việc nắm bắt và ra quyết định đối với bất kỳ tổ chức kinh doanh nào. Phân tích SWOT giúp doanh nghiệp nhận ra điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức từ chính sản phẩm, đối thủ và thị trường.

SWOT là gì?

Hiểu đơn giản, SWOT là tập hợp viết tắt của 4 chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh:

Strengths: Điểm mạnh

Weaknesses: (Điểm yếu)

Opportunities: (Cơ hội)

Threats: (Thách thức)

Phân tích mô hình SWOT giúp biết được Điểm mạnh (S) và Điểm yếu (W) nội tại doanh nghiệp đồng thời nắm bắt được Cơ hội (O) và Thách thức (T) bên ngoài công ty/ doanh nghiệp. Dựa vào đó, quản lý/ người làm marketing có thể xét duyệt lại các chiến lược, xác định hướng đi của doanh nghiệp. Nó cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí và định hướng phát triển của dự án/ công ty. Bằng việc nhìn nhận và thấu hiểu sâu sắc chính mình và đối thủ kinh doanh, giúp đưa ra những chiến lược khác biệt so với đối thủ, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Ứng dụng mô hình SWOT hiệu quả

Thật tốt nếu bạn đã hiểu về mô hình SWOT. Hãy luôn trả lời những câu hỏi sau khi bạn bắt đầu phân tích SWOT

Điểm mạnh

Những lợi thế doanh nghiệp bạn có?

Sản phẩm của bạn có ưu điểm gì nổi bật so với đối thủ cạnh tranh?

Giá sản phẩm của bạn so với thị trường?

Những yếu tố nào giúp bạn có thể bán được hàng

Điểm mạnh dịch vụ hỗ trợ bán hàng của bạn?

Mức độ khó dễ của khách hàng của bạn khi mua hàng?

Kênh bán hàng online nào bạn đang cảm thấy hiệu quả nhất?

Điểm yếu

Nhược điểm của bạn so với đối thủ?

Giá thành sản phẩm của bạn liệu có đắt hơn các sản phẩm cùng loại trên thị trường?

Dịch vụ bán hàng và chăm sóc khách hàng sau bán của bạn đã thực sự tốt?

Tại sai khách hàng lựa chọn sản phẩm đối thủ thay vì bạn?

Kênh quảng cáo online bạn đang sử dụng có đang hiệu quả?

Cơ hội

Bạn có cơ hội gì khi sử dụng các công cụ quảng cáo online: Google, Facebook…

Đối thủ của bạn đã biết vận dụng kênh quảng cáo online để bán hàng hiệu quả?

Bạn có tiếp cận được những khách hàng mua hàng tiềm năng mà kênh quảng cáo offline không tiếp cận được?

Cơ hội hữu ích có thể đến từ việc như:

Thay đổi trong công nghệ và thị trường ?

Thay đổi chính sách của chính phủ liên quan đến lĩnh vực của bạn?

Thay đổi về xã hội, lối sống

Thách thức

Những trở ngại nào bạn đang phải đối mặt?

Lo lắng không biết hiện nay đối thủ cạnh tranh đang làm gì?

Thay đổi công nghệ đang đe dọa vị trí của bạn?

Khủng hoảng kinh tế có ảnh hưởng gì đến quyết định mua hàng của khách hàng khi mua sản phẩm?

Chi phí quảng cáo bỏ ra thu lại có hòa vốn sản phẩm bạn bán được không?

Sau khi làm sáng tỏ được 4 yếu tố SWOT, bạn cần đưa ra những chiến lược phù hợp. Bạn có thể tham khảo 4 chiến lược căn bản dưới đây để hoàn thành mục tiêu:

Chiến lược SO (Strengths – Opportunities): theo đuổi những cơ hội phù hợp với điểm mạnh của công ty.

Chiến lược WO (Weaks – Opportunities): vượt qua điểm yếu để tận dụng tốt cơ hội.

Chiến lược ST (Strengths – Threats): xác định cách sử dụng lợi thế, điểm mạnh để giảm thiểu rủi ro do môi trường bên ngoài gây ra.

Chiến lược WT (Weaks – Threats): thiết lập kế hoạch “phòng thủ” để tránh cho những điểm yếu bị tác động nặng nề hơn từ môi trường bên ngoài.

>> Bí quyết để dẫn dắt và quản lý đội ngũ bán hàng trở nên xuất sắc?

Trải nghiệm giải pháp

quản lý và chăm sóc khách hàng toàn diện cho SMEs Việt

Trải nghiệm thử

Hotline 24/7: (024) 6262 7662