preload

Thừa nhận điểm yếu: Độc chiêu tiếp thị “khôn ngoan”?

24/04/2024

- Quản lý công việc
6,698 lượt xem

Xét về bản chất con người hoặc doanh nghiệp đều không dễ dàng thừa  nhận những vấn đề tiêu cực, yếu điểm của mình. Đặc biệt, trong kinh doanh, quan điểm muốn bán được hàng thì phải phô diễn cho khách hàng thấy được tất cả những mặt hoàn hảo, tốt đẹp nhất của mình. Bởi thế, có nhiều người ngạc nhiên khi ai đó nói rằng cách hữu hiệu nhất để lọt vào tâm trí khách hàng là thừa nhận một khuyết điểm trước rồi sau đó chuyển nó thành ưu điểm.

Xét về bản chất con người hoặc doanh nghiệp đều không dễ dàng thừa  nhận những vấn đề tiêu cực, yếu điểm của mình. Đặc biệt, trong kinh doanh, quan điểm muốn bán được hàng thì phải phô diễn cho khách hàng thấy được tất cả những mặt hoàn hảo, tốt đẹp nhất của mình. Bởi thế, có nhiều người ngạc nhiên khi ai đó nói rằng cách hữu hiệu nhất để lọt vào tâm trí khách hàng là thừa nhận một khuyết điểm trước rồi sau đó chuyển nó thành ưu điểm.

Lối tư duy ngược trong tiếp thị

Có một sự thực rằng thú nhận là cách hiệu quả nhất để xoa dịu sự tức giận của người khác. Người tiêu dùng sẽ dễ dàng chấp nhận và đánh giá cao sự thẳng thẳng thừa nhận về những khuyết điểm, những điểm chưa được hoàn hảo của sản phẩm/ dịch vụ. Mặt khác, họ sẽ coi tuyên bố về ưu điểm trên phương diện quảng cáo chỉ là lời tự khen, không có tính xác thực và độ tin tưởng cao. Xét trên phương diện doanh nghiệp, việc chứng minh những ưu điểm sẽ khó hơn nhiều so với thừa nhận nhược điểm.

Mục tiêu của tiếp thị nhằm giúp khách hàng tìm sự hiển nhiên. Một khi người bán không thể thay đổi tâm trí khách hàng vốn hình thành từ trước, mọi cố gắng tiếp thị của họ phải tập trung vào việc sử dụng các chương trình tiếp thị thông minh

Thừa nhận khuyết điểm tạo cơ hội khoe khéo ưu điểm của mình

Khách hàng ngày càng dị ứng với những lời ca tụng, tự khen thái quá. Từ đó lập tức hình thành tâm lý phòng bị và thận trọng đối với những mẩu quảng cáo hay những công ty muốn bán sản phẩm cho họ. Thừa nhận những khuyết điểm, những điểm chưa được hoàn hảo là vấn đề mà ít công ty dám thực hiện. Khi một đơn vị kinh doanh thẳng thắn thừa nhận một vấn đề với khách hàng, đổi lại khách hàng thường có thiện cảm và có khuynh hướng cởi mở hơn với nó. Tuy vậy, để áp dụng chiến thuật Marketing này cần sự tinh tế, khéo léo và kỹ thuật cao tránh bị phản tác dụng. Chú ý, khuyết điểm của sản phẩm/ dịch vụ này phải gợi lên sự đồng ý ngay lập tức trong đầu khách hàng. Trường hợp khuyết điểm nếu chưa được công nhận nhanh chóng, khách hàng sẽ cảm thấy lạ lùng, bối rối và khó hiểu. Ngay sau khi thừa nhận khuyết điểm, doanh nghiệp phải khéo léo chuyển ngay lập tức từ khuyết điểm sang ưu điểm. Mục đích của việc thừa nhận chính là để tạo lợi thế thuyết phục khách hàng.

Chiến thuật thừa nhận điểm yếu dựa trên kinh nghiệm ứng xử đã được đúc kết: thật thà là chính sách tốt nhất. Thật thà, thẳng thắn dễ nhận được sự thông cảm, thiện chí của đối phương. Hãy thuyết phục khách hàng bằng những lợi thế tốt nhất mà sản phẩm/ dịch vụ của bạn mang lại cho khách hàng.

Trong hoạt động kinh doanh hiện nay, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần lấy khách hàng làm trung tâm. Đảm bảo rằng sản phẩm/ dịch vụ cung cấp mang đến cho khách hàng giá trị và lợi ích tốt nhất. Khi bạn tôn trọng và đối xử chân thành với khách hàng, đổi lại khách hàng mang đến cho bạn lợi nhuận, phát triển thương hiệu, niềm tin và sự trung thành!

>> 10 phút để tìm hiểu về Email Marketing

Trải nghiệm giải pháp

quản lý và chăm sóc khách hàng toàn diện cho SMEs Việt

Trải nghiệm thử

Hotline 24/7: (024) 6262 7662