preload

Thao túng khách hàng nhờ “thủ thuật tâm lý”

28/03/2024

- Quản lý khách hàng
8,189 lượt xem

Bí kíp “thao túng tâm lý” xuất phát từ một lý thuyết trong tâm lý học có tên “hiệu ứng sự tiến bộ”. Nếu bạn muốn người khác làm một việc mà ban đầu chính họ cũng không thích, hãy vận dụng tuyệt chiêu này để “dụ dỗ” họ hoàn thành công việc một cách tự nguyện. Rõ nhất với thương Starbucks, từ một tiệm cà phê nhỏ đến đế chế toàn cầu, được nhiều người biết đến với doanh thu khổng lồ.

Bí kíp “thao túng tâm lý” xuất phát từ một lý thuyết trong tâm lý học có tên “hiệu ứng sự tiến bộ”. Nếu bạn muốn người khác làm một việc mà ban đầu chính họ cũng không thích, hãy vận dụng tuyệt chiêu này để “dụ dỗ” họ hoàn thành công việc một cách tự nguyện. Rõ nhất với thương Starbucks, từ một tiệm cà phê nhỏ đến đế chế toàn cầu, được nhiều người biết đến với doanh thu khổng lồ.

Ai cũng biết, phần đa khách hàng mua hàng dựa trên cảm nhận của họ, họ không mua “thứ tốt nhất”, họ mua thứ mà họ “cảm thấy tốt nhất”. Trong kinh doanh, có đôi lúc bạn đã soạn ra những lời chào mời hấp dẫn với lập luận logic vậy mà vẫn không thuyết phục nổi khách hàng mua hàng vì bạn còn thiếu đòn bẩy “thủ thuật tâm lý” thao túng khách hàng

Khan hiếm ảo

Con người thường có xu hướng yêu thích những gì khan hiếm và xem nhẹ những gì dư thừa. Càng có ít cơ hội giành được thứ gì đó, ta lại càng khao khát mãnh liệt được sở hữu nó. Trong kinh tế học, quy luât cung cầu chỉ ra: sản phẩm nào càng ít gặp thì giá trị sẽ càng tăng. Đó là lý do, các nhà kinh doanh vẫn tạo ra sự “khan hiếm ảo” để kích thích người tiêu dùng móc ví, chi tiêu nhiều hơn cho sản phẩm/ dịch vụ.

Ví dụ: các khóa học hiện nay thường đưa ra 5 hoặc 10 cơ hội cuối cùng đăng ký khóa học với mức giá ưu đãi chỉ bằng 1/10 mức giá gốc đưa ra. Những con số đó sẽ từng bước cám dỗ, thúc đẩy bạn ra quyết định đăng ký ngay lập tức

FOMO (Fear of Mising Out)

Tâm lý học có thuật ngữ FOMO, nỗi sợ bị bỏ lỡ, ám chỉ những đối tượng khách hàng tiềm năng sợ bỏ lỡ cơ hội mua hàng giảm giá hoặc sở hữu món đồ mới lạ. Đặc biệt, nỗi sợ này được đẩy lên cao trào qua các phương tiện truyền thông và quảng cáo truyền hình, khiến nó trở nên phát triển hơn bao giờ hết

Ví dụ: Starbucks đưa ra đồ uống phiên bản giới hạn

Starbucks khiến bạn nghĩ rằng, nếu bạn không nhanh chóng đi uống mà để sang tuần, mọi thứ có thể sẽ quá muộn và bạn chẳng còn cơ hội để thử nữa

Tâm lý đám đông

Bạn có biết rằng, cá nhân dễ bị tác động bởi những người khác hoặc một tập thể nào đó. Họ bị chi phối bởi suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của người khác lên mình. Bạn hoàn toàn có thể tận dụng tâm lý này để thu hút và dẫn dắt họ thực hiện hành vi mua hàng.

Hiệu ứng chim mồi

Hiệu ứng chim mồi là một trong những thủ thuật bán hàng dựa trên “định kiến nhận thức” của con người. Tuy là loài thống trị Trái đất nhưng con người thường xuyên đưa ra các quyết định bị ảnh hưởng bởi: thông tin bên ngoài, bản chất “phi lý trí” của tư duy...

Hiệu ứng chim mồi còn có tên gọi khác là Ưu thế bất cân xứng. Sự lựa chọn thứ ba sẽ cao hơn sản phẩm/ dịch vụ có giá rẻ (Ưu thế) nhưng lại có giá thành quá gần hoặc cao hơn hẳn sản phẩm/ dịch vụ có giá thành cao (Bất cân xứng). Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, nếu có sự xuất hiện của Ưu thế bất cân xứng trong tổ hợp nhiều sản phẩm, các sản phẩm có chất lượng và giá thành cao hơn sẽ được chọn.

Tâm lý mắc nợ

Con người thường có xu hướng đáp trả tương đương với những gì nhận được từ người khác. Bởi mỗi cá nhân chúng ta thường mang gánh nặng tâm lý về việc mắc nợ ai đó, họ thường có xu hướng trả nợ hậu hĩnh hơn để thoát khỏi gánh nặng đó.

Khách hàng thường cảm thấy biết ơn nếu bạn làm việc gì đó cho họ, bằng cách này bạn sẽ ít thấy những yêu cầu vô lý của khách hàng, họ sẽ cảm kích sự tận tâm của bạn

>> Bí quyết để dẫn dắt và quản lý đội ngũ bán hàng trở nên xuất sắc?

Trải nghiệm giải pháp

quản lý và chăm sóc khách hàng toàn diện cho SMEs Việt

Trải nghiệm thử

Hotline 24/7: (024) 6262 7662