preload

VẼ CHÂN DUNG KHÁCH HÀNG CỦA BẠN

29/03/2024

- Quản lý khách hàng
5,305 lượt xem

GetFly CRM - Vẽ chân dung khách hàng tiềm năng rất quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Biết được chân dung khách hàng bạn sẽ biết: Khách hàng của bạn là ai? Tìm kiếm họ ở đâu? Sở thích ra sao? Nỗi đau của họ là gì? Chăm sóc họ như thế nào? ...

GetFly CRM - Vẽ chân dung khách hàng tiềm năng rất quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Biết được chân dung khách hàng bạn sẽ biết: Khách hàng của bạn là ai? Tìm kiếm họ ở đâu? Sở thích ra sao? Nỗi đau của họ là gì? Chăm sóc họ như thế nào? ...

Trong số các khách hàng mà công ty bạn thu hút được, có những khách hàng chưa hẳn là tiềm năng. Khách hàng tiềm năng là những người xuất hiện đúng lúc, sẵn sàng bỏ tiền để sử dụng dịch vụ và họ trao đổi trực tiếp rất cởi mở, nhiệt tình với người bán hàng.

Để  khách hàng chấp nhận sử dụng sản phẩm, thì bạn cần phải vẽ đúng chân dung khách hàng mà mình hướng tới càng chính xác càng tốt.

Ví dụ: Đối tượng khách hàng của bạn thường xuất hiện ở đâu, họ làm gì? Các mối quan hệ xung quanh họ như thế nào. Sở thích của họ là gì? Họ thích đi du lịch những nơi nào? Tất cả các thông tin chi tiết đó bạn cần phải tìm hiểu rõ. Càng hiểu rõ về khách hàng tiềm năng, cơ hội để khách mua hàng càng cao.

Khi đã có đủ thông tin cần thiết về khách hàng tiềm năng, bước  tiếp theo là làm thế nào để thu hút được họ. Bạn có thể thu hút khách hàng bằng cách thiết lập nên các thông điệp mà khách hàng có thể tiếp nhận.

Trong bài viết này, GetFly sẽ giới thiệu một nguyên tắc giúp xác định khách hàng một cách hiệu quả hơn.

Cấp độ thấp nhất của khách hàng sẽ là D – Nghĩa là Duds. Điểm chung của những khách hàng này là họ luôn mong muốn được  nhận nhiều thứ nhưng không muốn bỏ tiền, luon tạo ra những lý do để có thể tiếp nhận những cái mới. Bạn sẽ gặp rất nhiều khách hàng kiểu này và phải chấp nhận điều đó bởi vì họ là những người do bạn bè, hoặc người thân đã từng sử dụng sản phẩm của bạn giới thiệu

Cấp độ tiếp theo là cấp độ C – Can be better. Thường thì những khách hàng ở cấp độ này, bạn có nhiều hơn cơ hội để chăm sóc họ và nâng họ lên cấp độ khách hàng cao hơn là B hoặc A, và cuối cùng là trở thành khách hàng mua hàng của bạn. Những khách hàng ở cấp độ này có điểm chung là họ đã bị bạn thu hút sự chú ý, nhưng vẫn còn băn khoăn trong vấn đề quyết định  mua hàng. Các tốt nhất là bạn có thể sử dụng các công cụ Marketing Automation để chăm sóc để tạo sự tin tưởng ở khách hàng.

Khách hàng ở Cấp độ B – Better là những khách hàng đã mua hàng và có thể giới thiệu những khách hàng là bạn của họ để sử dụng sản phẩm của bạn. Với những khách hàng này, bạn nên trao đổi và cung cấp cho họ nhiều lợi ích hơn nữa để tạo nên sự trung thành theo thời gian. Khi khách hàng chuyển lên cấp độ “A”, lúc này bạn sẽ đạt được rất nhiều lợi ích ngoài sức tưởng tượng.

Và đây, cấp độ cao nhất là “A” – A gem – những khách hàng trung thành tuyệt đối. Đây là những khách hàng hàng rất thích thú với sản phẩm của bạn, họ có trải nghiệm tuyệt vời khi dùng sản phẩm. Và lúc này, họ sẽ sẵn sàng giới thiệu sản phẩm của bạn đến những người mà họ quen biết. Họ sẽ giúp bạn lan tỏa những giá trị tuyệt vời của sản phẩm tới tất cả mọi người. Họ sẽ say sưa nói về những lợi ích mà họ có được khi sử dụng sản phẩm. Đến đây, bạn sẽ không phải mất nhiều thời gian cho các hoạt động Marketing, mà tự khách hàng sẽ Marketing thay bạn.

Bằng cách vẽ chân dung khách hàng của mình, bạn sẽ xác định được để loại bỏ những khách hàng ở cấp độ “D”. Với những khách hàng ở cấp độ “B” và “C” bạn sẽ có kế hoạch để chăm sóc khách hàng, hướng khách hàng tới cấp độ cuối cùng là cấp “A”. Khi khách hàng đã ở cấp độ “A” rồi, thì việc của bạn là ngồi chơi xơi nước mà thôi. Tuy nhiên để đạt được đến cấp độ này thì bạn phải có kế hoạch để tìm hiểu khách hàng thật tốt với một chiến lược dài hạn trong tương lai.

>> Bí quyết vượt qua chữ “không” của khách hàng

Trải nghiệm giải pháp

quản lý và chăm sóc khách hàng toàn diện cho SMEs Việt

Trải nghiệm thử

Hotline 24/7: (024) 6262 7662