USP là gì? 5 bước giúp bạn xác định USP cho sản phẩm của bạn - Getfly.vn
preload

USP là gì? 5 bước giúp bạn xác định USP cho sản phẩm của bạn

11/10/2024

- Blog
20,726 lượt xem

Nhắc đến USP của một sản phẩm, người tiêu dùng thường nghĩ ngay đến những ưu điểm nổi bật, tính năng độc đáo hoặc giá trị sử dụng mà sản phẩm mang lại. Điểm bán hàng chính là yếu tố quyết định liệu một sản phẩm có thành công trên thị trường hay không. Tuy nhiên, việc tìm ra điểm bán hàng hiệu quả không hề dễ dàng, và trong thời kỳ cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc xác định được unit selling point (USP) đòi hỏi sự sáng tạo và khéo léo. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá chi tiết về unit selling point và cách để xây dựng USP trở nên đặc biệt.

USP (unit selling point) là gì? 

Đã là marketing, ai cũng biết USP, nhưng ít người định nghĩa được đầy đủ khái niệm này.

Dưới đây là định nghĩa chuẩn xác của USP:

USP (Unique Selling Point) có thể dịch nghĩa ra là đặc điểm bán hàng độc nhất. USP được coi là cách để doanh nghiệp nổi bật giữa hàng ngàn đối thủ khác, bằng cách tạo ra giá trị độc nhất của doanh nghiệp – những thứ mà các doanh nghiệp khác không có được.

USP (unit selling point) là gì

Ví dụ, bạn là một người bán mỹ phẩm, bạn nói với khách hàng rằng, mỹ phẩm của bạn chiết xuất 100% từ thiên nhiên, khác biệt với tất cả các loại khác. Đó chính là USP, là thứ làm khách hàng nhớ đến bạn, và làm bạn nổi bật thực sự.

Vậy làm thế nào để tìm ra được USP, khi mà dường như sản phẩm của bạn không hề có sự khác biệt mấy so với các sản phẩm của đối thủ. Trong thời đại marketing online gần như đã và đang trở thành công cụ marketing mạnh mẽ nhất, thì USP càng là một bài toán khó.

Tầm quan trọng của USP

USP (Unique Selling Proposition) là yếu tố quan trọng trong việc xác định và phân biệt sản phẩm hoặc dịch vụ của một công ty so với đối thủ cạnh tranh. Tầm quan trọng của USP không thể bị coi thường, vì nó giúp bạn xây dựng sự khác biệt và tạo ra lợi thế cạnh tranh trong thị trường.

  • Tạo sự nhận diện: Giúp khách hàng nhận ra sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn trong đám đông. Nó là điểm nổi bật và độc đáo mà người tiêu dùng có thể nhớ và liên kết với bạn.

  • Tạo giá trị: Cho phép bạn tìm ra điểm mạnh của sản phẩm hoặc dịch vụ mà không ai khác có. Điều này giúp bạn tạo ra giá trị đặc biệt cho khách hàng, và họ sẽ dễ dàng nhận ra lợi ích mà bạn mang lại.

  • Tạo lòng tin: Giúp bạn xây dựng lòng tin và sự tin tưởng từ khách hàng. Khi bạn có một điểm mạnh và độc đáo, khách hàng sẽ tin tưởng rằng bạn có khả năng cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ tốt nhất và đáng tin cậy.

  • Tạo sự khác biệt: Là chìa khóa để bạn nổi bật trong cạnh tranh khốc liệt. Khi bạn có một USP tốt, bạn có thể tạo ra sự khác biệt và thu hút khách hàng từ đối thủ cạnh tranh.

  • Tạo sự tương tác: USP giúp bạn tạo ra sự tương tác và gắn kết với khách hàng. Khi bạn có một USP hấp dẫn, khách hàng sẽ muốn tìm hiểu thêm về bạn và tương tác với bạn.

Vì vậy, không nên xem nhẹ tầm quan trọng của USP. Nắm vững USP sẽ giúp bạn xây dựng một thương hiệu mạnh mẽ và thành công trong thị trường cạnh tranh.

Bài viết liên quan: “Bật mí 9 cách khiến khách hàng tin tưởng ngay cả khi chưa có gì”

Làm thế nào để xây dựng USP của sản phẩm một cách hiệu quả?

Bước 1: Đặt các câu hỏi tại sao

Hãy đặt các câu hỏi liên quan đến sản phẩm của bạn. Ví dụ, bạn là một doanh nghiệp bán đồ cho dân phượt và đang loanh quanh trong bài toán tìm ra USP, bạn có thể đặt các câu hỏi thế này:

Tại sao mọi người lại thích đi phượt? Tại sao họ lại thích phượt xe máy? Họ thích đi phượt ở đâu? Họ thích đi lên núi hay đi ra vùng biển? Họ thích đi vào khoảng thời gian nào?…

Đặt các câu hỏi tại sao để xây dựng USP

Trong mỗi câu hỏi lại có thêm các câu hỏi con, ví dụ: Nếu họ thích lên núi => Tại sao lại thích?

Những câu hỏi thế này sẽ giúp bạn hình dung về sản phẩm của mình, về khách hàng, để từ đó tìm được USP thực phù hợp và độc đáo

Bước 2: Tự đặt mình vào vị trí khách hàng để trả lời

USP không chỉ độc đáo, mà còn cần phù hợp, thực tế. Vậy nên, đóng vai khách hàng để trả lời không những giúp bạn tìm hiểu được thêm về insights khách hàng, mà còn qua đó hiểu sứ mệnh của USP, nghĩa là, bạn cần đem lại cái gì độc đáo nhất, nổi bật nhất, nhưng cũng cần thiết với khách hàng.

Bạn có thể tham khảo ngay bài viết: “Bí kíp tạo nên “dư chấn” trong tâm trí khách hàng với marketing cảm xúc”

Bước 3: Hiểu khách hàng muốn gì

Trả lời xong các câu hỏi, bạn sẽ hình dung ra thứ khách hàng muốn ở bạn. Ví dụ, khách hàng muốn đồ phượt đơn giản nhưng an toàn, muốn đồ phượt nhẹ nhàng hơn vì họ thường phải đeo đồ nặng,… USP của bạn nên phù hợp với thứ khách hàng muốn.

Bước 4: Vậy giá trị của bạn là?

Bạn có những gì trị gì, hãy liệt kê đầy đủ. USP nói một cách đơn giản chính là giá trị độc nhất của bạn. Bạn cần hiểu mình có gì, để tìm được thứ độc nhất trong những gì bạn có (USP). Bạn phục vụ gì cho khách hàng, giá trị của bạn và nhu cầu của khách hàng có thể sẽ gặp nhau tại đâu?

Bước 5: Xác định giá trị độc nhất

Đó chính là USP, ví dụ, bạn bán mỹ phẩm thiên nhiên, cả thị trường chỉ có 1 mình bạn có giá trị đó, và khách hàng cũng cần thứ đó, vậy đấy là USP của bạn. Xác định USP cần thiết thực, cần nổi bật và thực sự có ích, vì chúng sẽ theo bạn đến suốt sau này, là cách để khách hàng mãi nhớ về bạn.

Xác định giá trị độc nhất để xây dựng USP

Làm được đúng và đủ 5 bước trên, việc xác định USP thực sự không hề khó khăn như bạn vẫn nghĩ.

Nhưng, để khách hàng của bạn luôn nhớ tới bạn, bạn cần có kế hoạch marketing thực hiệu quả và khôn ngoan, mà lập kế hoạch marketing thì chưa bao giờ là một việc dễ dàng.

Bí quyết tìm ra USP độc đáo và riêng biệt cho thương hiệu

Để tìm ra một USP độc đáo và riêng biệt cho thương hiệu của bạn, bạn có thể áp dụng những bí quyết sau đây:

Bí quyết 1: Brainstorm

Brainstorm là quy trình sáng tạo ý tưởng thông qua thảo luận nhóm chuyên sâu. Viết ra đặc điểm sản phẩm và trả lời câu hỏi khách hàng để tìm USP “chân ái”. Tập trung xây dựng USP độc đáo và hấp dẫn cho thị trường của bạn.

Bí quyết 2: Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh

Trước khi muốn đánh bại ai, bạn cần phải hiểu rõ họ đang thực hiện những hoạt động gì và cách họ thực hiện chúng. Điều này có nghĩa là bạn cần tìm hiểu về trang web của họ, phương pháp kinh doanh, cách họ quản lý dịch vụ khách hàng và quy trình sản xuất sản phẩm. Một điều quan trọng khác là bạn cần phải tìm hiểu về điểm mạnh độc đáo (USP) của đối thủ và phân tích cách họ áp dụng USP của mình.

Bí quyết 3: Đặt mình vào vị trí khách hàng

Rất rõ ràng nhưng chúng tôi nhận thấy rằng các doanh nghiệp thường quá chú tâm với sản phẩm/dịch vụ của họ mà bỏ qua nhu cầu của khách hàng. Hãy xem xét kỹ lưỡng lại hoạt động hàng ngày và xem khách hàng thực sự cần gì.

Bí quyết tìm ra USP độc đáo và riêng biệt cho thương hiệu

Bí quyết 4: Biết rõ thị trường mục tiêu của bạn

Bạn có nghe câu: “Thất bại là khi bạn cố gắng vừa lòng mọi người chưa? Điều này cũng áp dụng cho việc quảng bá sản phẩm của bạn.”

Đừng cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người. Không có sản phẩm nào phù hợp với mọi đối tượng, mọi lứa tuổi, mọi giới tính và mọi vị trí địa lý.

Thay vào đó, hãy tập trung vào nhóm khách hàng chính - nhóm khách hàng có thể hưởng lợi ích từ sản phẩm của bạn nhiều nhất. Bạn có thể mở rộng danh sách top 2, top 3 khách hàng để dễ dàng xác định đặc điểm ưu việt sản phẩm (USP).

Bí quyết 5: Tương tác với “khách hàng độc nhất”

Chú trọng vào việc tiếp thị sản phẩm của bạn không chỉ là việc tốt nhất, độc đáo nhất mà còn nằm ở các quy trình trước và sau khi khách hàng chọn lựa sản phẩm. Trong lĩnh vực Chocolate, thị trường này được coi là bão hòa với thông điệp gần như giống nhau. Nhưng nếu bạn muốn tìm kiếm một công ty có quy trình sản xuất Chocolate độc đáo, thì The Mast Brothers chính là sự lựa chọn của bạn.

Họ cũng giống như các doanh nghiệp khác, sản xuất và đóng gói thanh Chocolate. Tuy nhiên, điều làm họ nổi bật hơn chính là trong quá trình sản xuất, họ tìm kiếm hạt Cacao từ những chiếc thuyền bằng gỗ vượt qua đại dương từ New York.

Nghe có vẻ kỳ quặc phải không? Nhưng khi nghe câu chuyện được chia sẻ trên trang Instagram của họ, chắc chắn bạn cũng sẽ muốn thử mua một thanh Chocolate phải không?

Case study: Một số USP nổi bật về thương hiệu

Domino’s Pizza

“Bạn nhận được bánh Pizza nóng giao tận nơi trong 30 phút hoặc ít hơn, nếu không, bạn sẽ nhận nó miễn phí”.

Thông điệp quảng cáo quá dài không hấp dẫn khách hàng, nhưng vẫn hiệu quả vì nó tạo sự tin tưởng rõ ràng về chất lượng và dịch vụ của Domino Pizza. Thông tin thống kê cho thấy rằng USP này đã giúp thương hiệu Pizza này tăng doanh số bán hàng nhanh chóng. Tuy nhiên, Domino’s không còn sử dụng USP này nữa để tránh tai nạn giao thông khi giao hàng.

Domino’s Pizza - Case study USP

Starbucks

 “Cà phê hảo hạng”

Starbucks không tập trung định vị thương hiệu cà phê hảo hạng và giá thấp nhất, vì họ chắc chắn không muốn trở thành một quán cà phê nhỏ ở Mỹ và sản phẩm không bất kì điểm nổi trội nào.

Starbucks - case study USP

Họ không chỉ chú trọng vào việc cung cấp cà phê chất lượng cao mà còn tập trung vào việc kinh doanh các loại bánh sandwich và smoothie để đi kèm với việc uống cafe. Điểm mạnh của Starbucks nằm ở chỗ, trong khi bạn đang chờ đợi, bạn có thể dễ dàng mua được các loại bánh sandwich và smoothie để thưởng thức.

Mong rằng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ ràng hơn về USP (unit selling point) hay điểm bán hàng độc nhất. Bắt đầu xây dựng cho thương hiệu của mình đặc điểm bán độc nhất ngay hôm nay để có thể khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Gia tăng doanh thu không còn là chuyện “xa vời” nữa nên như bạn biết cách tạo sự khác biệt cho doanh nghiệp của mình. Hãy là duy nhất!

Getfly - Để khách hàng mua trọn đời!

>>>>Bài viết liên quan: 

 

Văn phòng Hà Nội

Tầng 7, Tòa nhà Hoa Cương, Số 18, Ngõ 11, Phố Thái Hà, Quận Đống Đa, TP Hà Nội

Hotline hỗ trợ: (024) 6262 7662

Hotline kinh doanh: 0965 593 953

Văn phòng HCM

43D/9 Hồ Văn Huê, Phường 09, Quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh

Hotline hỗ trợ: (028) 6285 6395

Hotline kinh doanh: 0965 593 953

© Copyright Getfly CRM 2024 - Giải pháp quản lý & chăm sóc khách hàng dành cho SMEs