Công cụ kiểm soát rủi ro công nợ trong các doanh nghiệp phân phối
Trong một lần trò chuyện gần đây với chúng tôi, ông Nguyễn Thế Phương, Phó TGĐ phụ trách tài chính của FPT có chia sẻ rằng: nếu như ngân hàng kinh doanh dựa trên việc quản trị rủi ro thì kinh doanh phân phối phụ thuộc lớn vào việc Quản trị hàng tồn kho và Công nợ.
Đối với doanh nghiệp phân phối hiện tại, phương pháp hiệu quả nhất đó là xây dựng được quy trình kiểm soát công nợ. Tình trạng nợ xấu xảy ra do 3 lý do:
- Công ty không xây dựng được hạn mức tín dụng cho khách hàng, khách hàng nào cũng được nợ.
- Công ty không sát sao trong quá trình thu nợ
- Khách hàng chây ỳ không chịu trả nợ
Trong 3 lý do trên, 2 lý do trên là do chủ quan, chỉ duy nhất lý do thứ 3 là lý do khách quan.
Công cụ Quản lý rủi ro công nợ là một trong những ưu điểm vượt trội của Getfly CRM, để giúp khách hàng của chúng tôi không bao giờ gặp phải những khó khăn trong vấn đề quản lý công nợ.
I. Xây dựng hạng mức tín dụng cho từng nhóm khách hàng:
- Đối với nhóm khách hàng Bán buôn, xác định hạn mức công nợ cho phép là 50 tr đồng, tuổi nợ cho phép là 14 ngày, hoặc có thể tính bằng 50% doanh số tháng trước của khách hàng đó.
- Đối với nhóm khách hàng Bán lẻ, công nợ có thể chặt hơn, chỉ cho phép nợ 1 tr đồng, và tuổi nợ không quá 3 ngày.
- Đối với những khách hàng Tiềm năng, công nợ lại được nới lỏng hơn rất rất nhiều, cho phép nợ đến 100 tr và tuổi nợ cho phép là 1 tháng...
Ngay khi khách hàng bị quá hạn mức công nợ hoặc tuổi nợ, hệ thống tự động khóa đơn hàng, không cho phép duyệt, không cho phép thực hiện bất cứ đơn hàng nào cho đến khi công nợ của khách hàng đã được giải quyết.
Hệ thống thực hiện hoàn toàn tự động , bản thân bất cứ nhân viên nào cũng có khả năng chủ động trong việc giao tiếp với khách hàng.
2. Sát sao trong việc đi thu hồi nợ: Quy trình thu hồi công nợ có sẵn, mỗi nhân viên hiển rõ công việc mình phải thực hiện là gì
- Quy định 3 ngày sau khi gửi hoá đơn thì gửi công văn nhắc nợ
- Quy định trước 7 ngày đến hạn trả nợ lại gửi công văn nhắc nợ
- Sau 1 ngày quá hạn gọi điện nhắc nợ kèm theo công văn đòi nợ, cứ mỗi ngày gọi điện ít nhất một lần nhắc nợ
- Sau 14 ngày quá hạn cử người sang gặp khách hàng, ngày nào cũng đến ít nhất một lần để đòi nợ
- Quá hạn 60 ngày trở lên thì nhờ bên thứ 3 thu hồi nợ.
3. Khách hàng chây ỳ không chịu trả tiền:
- Nếu còn khả năng trả nợ: kiện ra tòa
- Nếu không còn khả năng thì xem xét bán nợ cho bên thứ 3
- Nếu mất khả năng thu hồi thì chỉ còn cách trích lập dự phòng và xóa nợ
Với những công cụ bên trên, phần mềm CRM Getfly tin tưởng có thể hỗ trợ khách hàng kiểm soát chặt được vấn đề công nợ, đảm bảo tình trạng nợ xấu không ảnh hưởng đến hoạt động của công ty.
BÀI VIẾT NỔI BẬT