6 cách nói chuyện với khách hàng mà bạn không thể bỏ qua
Bạn có thể bắt lời với một ai đó rất nhanh nhưng bạn có thể giữ họ ở lại trò chuyện với bạn lâu hơn hay không mới là vấn đề. Để trở thành một người bán hàng chuyên nghiệp và luôn cuốn hút trong cách nói chuyện với khách hàng thì bạn không thể bỏ qua mẹo nhỏ được bật mí dưới bài viết này. Cùng khám phá ngay nhé!
Sự hài lòng của khách hàng quan trọng như thế nào?
Sự hài lòng của khách hàng là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Đây là một chỉ số đánh giá chất lượng dịch vụ và sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp. Sự hài lòng của khách hàng không chỉ ảnh hưởng đến sự tin tưởng và lòng trung thành của khách hàng, mà còn có tác động lớn đến uy tín và thành công của doanh nghiệp.
Khi khách hàng hài lòng, họ sẽ cảm thấy hạnh phúc với trải nghiệm của mình. Họ có thể trở thành khách hàng trung thành, tiếp tục mua hàng và sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp của bạn. Hơn nữa, khách hàng hài lòng thường có xu hướng chia sẻ trải nghiệm tích cực của mình với người khác, đóng góp vào việc tạo ra thêm sự quan tâm và tăng cường hình ảnh của doanh nghiệp.
Để đạt được sự hài lòng của khách hàng, các doanh nghiệp cần tập trung vào việc cung cấp dịch vụ và sản phẩm chất lượng, đáp ứng đúng nhu cầu và mong đợi của khách hàng. Đồng thời, tạo ra một trải nghiệm mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ tốt, với sự chăm sóc và tận tâm từ phía nhân viên. Sự lắng nghe và phản hồi nhanh chóng đối với ý kiến và phản hồi của khách hàng cũng là một yếu tố quan trọng để đảm bảo sự hài lòng.
Vì vậy, sự hài lòng của khách hàng không chỉ là mục tiêu mà còn là một yếu tố cần được chú trọng và đầu tư để đảm bảo thành công của doanh nghiệp.
6 kỹ năng đỉnh cao khi nói chuyện với khách hàng
1. Thể hiện mối quan tâm chân thành
Khi nói chuyện với bất kỳ một ai đó sự chân thành của bạn sẽ luôn khiến người ta cảm thấy được trân trọng, được chú ý. Bạn có thể đang nói chuyện với họ ở một nơi đông đúc nhưng đừng bận tâm đến xung quanh hãy chăm chú nghe họ nói và hãy dành toàn bộ sự chú ý cho họ. Hoặc nếu bạn cảm thấy bị làm phiền thì hãy nhắc họ ra 1 chỗ yên tĩnh hơn để nói chuyện chứ đừng đứng nói chuyện với họ mà lại tập trung sang một chỗ khác.
Bạn hãy đặt mình vào vị trí của họ và cố gắng nhìn nhận vấn đề trong hoàn cảnh của họ. Bạn cũng có thể đặt một vài câu hỏi để họ giải thích cho bạn hiểu vấn đề hơn. Hãy chia sẻ theo những suy nghĩ và trải nghiệm của bạn.
2. Câu thần chú
"Hãy nói tôi nghe" hãy sử dụng câu nói này một cách hợp lý trong mọi hoàn cảnh để khách hàng có thể chia sẻ những câu chuyện và trải nghiệm của họ. Và hãy tránh các câu hỏi dạng "Có hoặc Không". Chỉ nên sử dụng các câu hỏi mở sau đó lắng nghe và trả lời từ phía đối phương. VD: "Hãy nói tôi nghe cảm nhận của bạn về dịch vụ thiết kế web bán hàng của chúng tôi ?"
3. Nhắc tên người đối diện
Dale Carnegie từng nói: “Tên của một người đối với họ mà nói, là một thứ âm thanh quan trọng nhất, dễ chịu nhất trong tất cả các ngôn ngữ”. Bất kỳ ai mà bạn quen biết họ đều cảm thấy ấn tượng và tự hào nếu bạn nhớ tên họ. Nhiều người vẫn gặp khó khăn ở khả năng ghi nhớ nhưng bạn hoàn toàn có thể luyện tập.
Luyện tập một cách thường xuyên sẽ giúp bạn cải thiện được nhiều đấy. Trong cuộc trò chuyện bạn hãy nhắc lại tên họ một vài lần điều này sẽ giúp bạn nhớ tên của họ và cũng khiến họ có cảm giác thân quen hơn.
4. Ủng hộ hết lòng
Khi ai đó có cùng quan điểm với bạn thì một sự kết nối giữa hai con người sẽ được tạo ra. Và bỗng nhiên bạn nhận ra giữa bạn và đối phương có điểm chung gì đó. Tuy nhiên, một mối quan hệ bền vững và chuyên nghiệp nhất sẽ có cả sự tôn trọng và khâm phục ngay cả khi bất đồng quan điểm.
Vị tha và tôn trọng những người khác, đặc biệt là khi họ không đồng tình với bạn là một điều thiết yếu cho một hợp tác thành công. Còn nếu bạn không đồng ý với ý kiến của ai đó hãy nhẹ nhàng đóng góp ý kiến và đặt câu hỏi để họ trình bày quan điểm của họ cho bạn nghe.
5. Nói ít, lắng nghe nhiều
Khi ai đó nói chuyện với bạn, hãy hết sức lắng nghe họ. Gật đầu, giao tiếp với họ bằng ánh mắt, và nhập tâm vào câu chuyện của họ. Việc bạn chú ý lắng nghe sẽ tạo niềm tin và sẽ giúp bạn xây dựng một mối quan hệ chuyên nghiệp. Kèm theo đó là những câu hỏi liên quan đến vấn đề đang được nhắc tới cũng thể hiện sự quan tâm của bạn về vấn đề đó.
Nếu có chỗ không hiểu, đừng ngại hỏi chi tiết hơn. Ví dụ: “Nếu tôi nghe không nhầm thì bạn đang nói về… Đúng không?” Tốt hơn hết, bạn nên chắc chắn về những gì mình nắm được, còn hơn là đánh liều để nhận một cuộc thương lượng không thành công.
6. Đừng ngắt lời hay chuyển chủ đề
Nhiều người với tính cách quả quyết khi nói chuyện thường hay ngắt lời người khác. Đó không phải là một thói quen tốt mặc dù bạn hoàn toàn không có ý xấu. Nhưng người đối diện bạn sẽ cảm thấy rằng bạn đang tỏ ra " cái gì cũng biết " hoặc bạn đang bận chuyện gì đó.
Thậm chí họ có thể sẽ nghĩ bạn đang đặt điều về mình. Vì vậy hãy luôn luôn để người nói chuyện với bạn có đủ thời gian trình bày hết ý kiến của họ trước khi bạn đưa ra những ý kiến, nhận xét. Sự kiên nhẫn và chân thành của bạn trong cuộc trò chuyện sẽ được đánh giá rất cao và được trân trọng hơn bất cứ thứ gì.
Những lỗi thường mắc phải trong cách nói chuyện với khách hàng
Trong quá trình giao tiếp với khách hàng, có một số lỗi thường gặp mà người bán hàng hoặc nhân viên chăm sóc khách hàng có thể mắc phải. Dưới đây là một số lỗi phổ biến và cách khắc phục chúng:
1. Thiếu lịch sự và tôn trọng
Điều quan trọng nhất khi nói chuyện với khách hàng là thể hiện sự tôn trọng và lịch sự. Tránh sử dụng ngôn ngữ không thích hợp, lời nói cộc lốc trong những lúc không giữ được cảm xúc bình tĩnh.
2. Thông tin không chính xác
Cung cấp thông tin sai hoặc không chính xác có thể tạo ra sự bất mãn và mất lòng tin của khách hàng. Luôn đảm bảo rằng bạn có kiến thức đầy đủ về sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn đang bán và cung cấp thông tin chính xác cho khách hàng.
3. Thiếu sự lắng nghe
Một lỗi phổ biến khác là không lắng nghe khách hàng một cách cẩn thận. Lắng nghe kỹ lưỡng giúp bạn hiểu rõ nhu cầu và yêu cầu của khách hàng, từ đó có thể cung cấp giải pháp tốt nhất.
4. Không giải quyết vấn đề
Khi khách hàng gặp sự cố hoặc có câu hỏi tuyệt đối không trả lời bằng câu hỏi hời hợt. Quan trọng là bạn phải giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và hiệu quả. Đừng để khách hàng cảm thấy bị bỏ rơi hoặc không được quan tâm.
5. Thiếu sự linh hoạt
Một lỗi khác là không thể linh hoạt trong việc đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Cố gắng tìm cách giúp khách hàng và tạo ra những giải pháp tùy chỉnh để đáp ứng nhu cầu của họ.
Hãy nhớ rằng việc nói chuyện với khách hàng là một cơ hội để tạo dựng mối quan hệ lâu dài và tăng cường hình ảnh tích cực của doanh nghiệp. Tránh những lỗi trên và luôn đặt khách hàng lên hàng đầu trong mọi tương tác của bạn.
Bài viết trên đây mong rằng có thể giúp bạn rèn luyện được kỹ năng bán hàng của mình lên tới đỉnh cao. Bạn có thể “hô biến” khách hàng từ chối mua thành tệp khách trung thành của mình. Bắt đầu thử các mẹo ở trên để có thể cải thiện cách nói chuyện với khách hàng ngay hôm nay nhé!
Getfly - Để khách hàng mua trọn đời!
>>>> Bài viết liên quan:
Hé lộ giải pháp xây dựng mối quan hệ khách hàng đỉnh cao
“7 cách chăm sóc khách hàng online chuyên nghiệp dành cho bạn”
BÀI VIẾT NỔI BẬT
12/10/2024
- Quản lý khách hàng5 mẹo thuyết phục khách hàng chỉ đỉnh cao bạn không thể bỏ qua
12/10/2024
- Quản lý khách hàng12/10/2024
- Quản lý khách hàng