preload

Kênh phân phối truyền thống là gì? Khác biệt giữa kênh phân phối truyền thống và kênh phân phối hiện đại?

27/07/2024

- Blog
7,304 lượt xem

Kênh phân phối truyền thống là gì? Kênh phân phối này có những ưu nhược điểm gì? Kênh phân phối truyền thống có gì khác với kênh phân phối hiện đại? Trong bài viết này, Getfly CRM sẽ đưa ra những giải thích cụ thể giúp bạn có hiểu biết rõ ràng nhất về chủ đề này.

Kênh phân phối truyền thống cũng là một kênh bán hàng quan trọng mà doanh nghiệp cần đặt nhiều sự quan tâm nếu muốn hướng đến đa dạng đối tượng khách hàng và tối đa độ phủ trên thị trường. Vậy thì cụ thể kênh phân phối truyền thống là gì? Kênh phân phối này có những ưu nhược điểm gì? Kênh phân phối truyền thống có gì khác với kênh phân phối hiện đại? Trong bài viết này, Getfly CRM sẽ đưa ra những giải thích cụ thể giúp bạn có hiểu biết rõ ràng nhất về chủ đề này.

Kênh phân phối truyền thống là gì?

Kênh phân phối truyền thống còn được gọi là chuỗi cung ứng truyền thống. Trước khi có sự xuất hiện và phát triển của công nghệ, đây là một hình thức phân phối đã tồn tại rất lâu và được sử dụng rộng rãi.

Kênh phân phối truyền thống là cầu nối trung gian giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Đây là tập hợp ngẫu nhiên các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh độc lập về chủ quyền và quản lý, mỗi thành viên này ít quan tâm tới hoạt động của hệ thống.

Đặc điểm kênh phân phối truyền thống

  • Mạng lưới trong kênh phân phối truyền thống rời rạc và lỏng lẻo: Bởi vì các nhà bán buôn bán lẻ sẽ giao dịch trực tiếp với nhau để đưa ra những thương lượng và điều khoản buôn bán độc lập chứ không theo một chính sách chung toàn hệ thống.

  • Các thành viên trong kênh phân phối truyền thống có mối quan hệ mua bán một cách ngẫu nhiên: Mối quan hệ mua bán trong kênh phân phối truyền thống được hình thành một cách ngẫu nhiên theo cơ chế thị trường tự do, không có bất cứ một sự liên kết và ràng buộc nào.

  • Không tồn tại mục tiêu chung của kênh phân phối truyền thống, các thành viên hoạt động vì mục đích của riêng họ: Các thành viên trong kênh có thể mua hàng hoá từ bất cứ nhà sản xuất nào và bán chúng cho các tệp khách hàng khác nhau bất kỳ.

  • Thiếu sự lãnh đạo tập trung, quản lý khoa học và có nhược điểm là hoạt động kém hiệu quả, có nhiều xung đột tai hại, chi phí phân phối cao, nhiều rủi ro cho các thành viên kênh.

Ưu nhược điểm của kênh phân phối truyền thống

Ưu điểm của kênh phân phối truyền thống

  • Mở rộng nhanh hơn: Khi thành viên đã nằm trong hệ thống kênh phân phối truyền thống, việc mở rộng sẽ đơn giản, dễ dàng hơn khi nhà bán buôn/đại lý đã có thời gian làm việc với những nhà sản xuất có tên tuổi. Điều này giúp cắt giảm đáng kể chi phí và thời gian liên quan đến việc mở rộng hoạt động so với việc thiết lập một cửa hàng riêng.

  • Tận dụng nhận thức thương hiệu: Dựa vào danh tiếng và uy tín thương hiệu của nhà sản xuất mà doanh nghiệp phân phối hợp tác cùng, việc thu hút và bán hàng cho những khách hàng mới sẽ đơn giản hơn. Những thành viên trong kênh phân phối truyền thống không mất quá nhiều chi phí và công sức để thực hiện marketing hơn là việc sở hữu cửa hàng của riêng mình. 

  • Nâng cao danh tiếng và độ phủ của thương hiệu trên thị trường: Nhiều đối tác bán hàng địa phương giúp khách hàng kết nối với thương hiệu của bạn dễ dàng hơn và nhận được thông tin mà họ cần một cách nhanh chóng.

Nhược điểm của kênh phân phối truyền thống

  • Mất kiểm soát: Việc theo dõi và kiểm soát các doanh nghiệp, đại lý phân phối sẽ không thể sát sao và tối ưu như khi nhà sản xuất quản lý trực tiếp cửa hàng của riêng mình.

  • Lợi nhuận trên mỗi đơn vị thấp hơn: Việc sử dụng các kênh phân phối truyền thống đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang chia nhỏ doanh thu và lợi nhuận của mình.

  • Cạnh tranh giữa các nhà phân phối: Dễ xung đột giữa các nhà phân phối với nhau nếu chính sách ưu đãi không rõ ràng. Việc kiểm soát các chương trình cho người tiêu dùng sẽ khó khăn hơn.

Các loại hình trong kênh phân phối truyền thống

Trước khi đến tay người tiêu dùng, hàng hoá sau khi sản xuất sẽ tham gia vào thị trường theo trình tự sau: nhà sản xuất – trung gian phân phối - người tiêu dùng. Kênh phân phối trong bước trung gian được chia thành 3 kênh nhỏ nhỏ như sau: đại lý, nhà bán buôn và nhà bán lẻ. 

Đại lý

Với vai trò đại diện phân phối hàng hoá của nhà sản xuất, đại lý là nơi nhận hàng hóa của công ty nhưng không phải chủ sở hữu của hàng hoá đó. Khi bán hàng được đại lý sẽ nhận hoa hồng bán hàng từ doanh nghiệp sản xuất.

Có 2 loại đại lý chính là đại lý độc quyền hoặc đa quyền. Đại lý độc quyền là đại lý chỉ có bán sản phẩm duy nhất của doanh nghiệp. Đại lý đa quyền hay đại lý thông thường thì có nhiều mặt hàng, trong đó có mặt hàng của các doanh nghiệp khác.

Nhà bán buôn

Cũng là một trung gian thương mại, điểm khác biệt giữa nhà bán buôn và đại lý chính là nhà bán buôn có quyền sở hữu hàng hoá và có thể đặt tỷ lệ chiết khấu khác so với đại lý hay nhà bán lẻ.

Nhà bán buôn thường lấy số lượng lớn để hưởng ưu đãi. Các nhà bán buôn có sức mạnh trong việc lưu thông hàng hóa cao hơn các trung gian thương mại khác. Đây là một trong những kênh bán hàng truyền thống phổ biến nhất hiện nay.

Các đại lý bán lẻ

Đại lý bán lẻ là những cửa hàng nhỏ, hộ gia đình hay những cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ. Đại lý bán lẻ nhập hàng hóa từ nhà bán buôn, có khi là nhận hàng trực tiếp từ doanh nghiệp. Họ được hưởng ưu đãi thấp hơn các nhà bán buôn. Tuy nhiên, theo hệ thống phân phối theo cấp độ nào mà có chính sách chiết khấu của cho nhà bán lẻ.

So sánh kênh phân phối truyền thống và hiện đại

Để có thể đưa ra những so sánh giữa kênh phân phối truyền thống và hiện đại, cần phải hiểu kênh phân phối hiện đại là gì.

Các kênh phân phối hiện đại bao gồm các nền tảng thương mại điện tử, ứng dụng di động, mạng xã hội và các kênh trực tuyến khác. Kênh phân phối hiện đại mang lại sự tiện lợi và tốc độ trong việc mua sắm, cho phép người tiêu dùng truy cập vào sản phẩm và dịch vụ từ bất kỳ đâu và bất kỳ lúc nào. Ngoài ra, kênh này cũng giúp tiếp cận được đối tượng khách hàng rộng lớn và mang lại khả năng tùy chỉnh và theo dõi hiệu quả hơn.

Dưới đây là những khác biệt của kênh phân phối hiện đại so với kênh phân phối truyền thống:

  • Ứng dụng công nghệ trong thương mại phù hợp với xu hướng phát triển hiện đại hoá của toàn xã hội.

  • Quy trình quản lý hậu cần bài bản, có thể lên kế hoạch thực hiện và kiểm soát luồng hàng hóa.

  • Tập trung vào quan hệ đối tác, xây dựng quan hệ đối tác, hợp tác và liên minh để giúp đảm bảo rằng đôi bên đều nhận được tối đa lợi ích.

  • Kênh phân phối hiện đại cũng tập trung vào khách hàng và nhu cầu của khách hàng để xây dựng mối quan hệ mật thiết, trung thành.

  • Tập trung vào dịch vụ và tốc độ để đảm bảo khách hàng có trải nghiệm mua hàng thuận tiện và nhanh chóng nhất.

Điểm mới mẻ và nổi bật nhất của kênh phân phối hiện đại chính là việc sử dụng công nghệ giúp thay đổi các quy trình tổng thể trong chuỗi cung ứng mang tính cộng tác, tập trung vào đối tác, khách hàng và đặc biệt là trú trọng hơn tới việc nâng cao mối quan hệ hợp tác giàu lợi ích. 

Khi so sánh kênh phân phối hiện đại với kênh phân phối truyền thống, kênh phân phối hiện đại đa trọng tâm hơn trong khi kênh phân phối truyền thống là một quy trình tập trung đơn lẻ. Nói cách khác, kênh phân phối hiện đại tập trung vào mối quan hệ đối tác hơn, mang lại hiệu quả bền vững. Trong khi đó kênh phân phối truyền thống tập trung vào việc đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng.

Kết

Nhà sản xuất có thể đã quen thuộc với kênh phân phối truyền thông và đây vẫn là một hình thức bán hàng đạt được hiệu quả cao. Tuy nhiên, hòa nhập vào xu hướng phát triển công nghệ hoá, hiện đại hoá là một yêu cầu bắt buộc nếu như doanh nghiệp sản xuất vẫn muốn duy trì chỗ đứng và phát triển cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường. Vì vậy, hãy cân nhắc đến việc sử dụng kênh phân phối hiện đại để phát triển và đột phá doanh thu.

Ngoài kênh bán hàng offline, đại lý và nhà bán buôn cũng nên quan tâm đến việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào quy trình kinh doanh bởi vì đây đang là một xu hướng thương mại phát triển và hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích. Việc mua - bán hàng online thông qua các kênh thương mại điện tử như Shopee, Lazada… chính là một ví dụ thành công của kênh phân phối hiện đại đã tạo ra sự khác biệt trong hiệu quả bán hàng.

Hệ thống Getfly CRM nâng cấp, cho phép chủ shop trên sàn thương mại điện tử Shopee có thể đồng bộ đơn hàng/ hồ sơ khách hàng lên phần mềm CRM. Với khả năng tích hợp thông minh này, doanh nghiệp sẽ có thêm nhiều dữ liệu hơn về hành vi và thói quen mua sắm của người tiêu dùng, góp phần “làm đầy" hồ sơ khách hàng. Từ đó, thống kê được những khách hàng nào thường mua đi mua lại, khách hàng tiềm năng, khách hàng trung thành để xây dựng các chương trình marketing thúc đẩy và tri ân phù hợp.

Đọc thêm Giải pháp tích hợp Shopee trên Getfly CRM: Nâng cấp quản lý đơn hàng đổ về theo hồ sơ khách hàng

Nếu bạn còn thắc mắc về các tính năng hãy nhấc máy lên và gọi ngay cho hotline: 0965 593 953 của chúng tôi!

Getfly cam kết mang đến các sản phẩm và dịch vụ chất lượng, tự tin là bạn đồng hành tuyệt vời trên hành trình phát triển của mỗi khách hàng – giúp doanh nghiệp tiết kiệm 2h/ ngày trong vận hành và quản lý nhân sự, gia tăng đều đặn về doanh số từ 200-300%/ năm.

ĐĂNG KÝ TRẢI NGHIỆM 30 NGÀY

Getfly – để khách hàng mua hàng trọn đời

 

Trải nghiệm giải pháp

quản lý và chăm sóc khách hàng toàn diện cho SMEs Việt

Trải nghiệm thử

Hotline 24/7: (024) 6262 7662