preload

15 mẫu bảng chấm công nhanh & tự động chấm công với Getfly CRM

06/05/2025

- Kiến thức quản trị
7,796 lượt xem

Mẫu bảng chấm công là một công cụ không thể thiếu giúp doanh nghiệp quản lý thời gian làm việc của nhân viên. Việc lựa chọn và áp dụng bảng chấm công phù hợp sẽ giúp nhà quản trị dễ dàng theo ngày công của nhân viên và đảm bảo tính minh bạch và chính xác trong việc tính lương, phụ cấp. Trong bài chia sẻ, Getfly CRM sẽ gửi đến quý doanh nghiệp 15 bảng chấm công phổ biến và giải pháp giúp đơn giản hóa hoạt động này.

1. Mẫu bảng chấm công hàng ngày 

Bảng chấm công hàng ngày là công cụ phổ biến để ghi nhận thời gian làm việc của nhân viên. Phương pháp này thường được áp dụng hai lần mỗi ngày, giúp ghi lại thời điểm bắt đầu và kết thúc công việc của nhân viên, từ đó tính toán chính xác số giờ làm việc trong ngày. 

Mẫu bảng này giúp nhà quản lý dễ dàng theo dõi tiến độ công việc của nhân viên, đồng thời tạo ra một môi trường làm việc minh bạch và thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên.

Một mẫu bảng theo dõi và chấm công theo ngày
Một mẫu bảng theo dõi và chấm công theo ngày

2. Bảng chấm công Thông tư 200

Đây là bảng chấm công được thiết kế dựa trên các quy định của Thông tư 200, bao gồm thông tin về ngạch bậc lương, cấp bậc, và chức vụ của nhân viên. Đây là mẫu bảng áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực và thành phần kinh tế.

Bảng chấm công được quy định theo Thông tư 200Bảng chấm công được quy định theo Thông tư 200

Bảng chấm công theo Thông tư 200 giúp nhà quản lý theo dõi số giờ làm việc theo các hạng mục như công theo thời gian, công theo sản phẩm, và công hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH). Mẫu bảng này giúp doanh nghiệp đảm bảo tính chính xác và minh bạch trong việc tính lương, phụ cấp, đồng thời đảm bảo thực hiện đúng các quy định pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội.

3. Bảng chấm công Thông tư 133

Bảng chấm công theo thông tư 133 sử dụng mẫu số 01a-LĐTL, được quy định trong Thông tư 133/2016/TT-BTC, được thiết kế nhằm mục đích theo dõi công việc của nhân viên theo các cấp bậc khác nhau. 

Đây là một mẫu bảng theo dõi và chấm công đơn giản nhưng vẫn đảm bảo tính minh bạch trong việc quản lý thời gian làm việc, thời gian nghỉ và thời gian làm thêm giờ của nhân viên. Mẫu bảng này thường được áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, bao gồm cả các doanh nghiệp siêu nhỏ.

>>> Tham khảo thêm:Hướng dẫn xây dựng luồng công việc (Workflow) chi tiết

Bảng chấm công theo Thông tư 133

4. Mẫu bảng chấm công hàng ngày Thông tư 177

Bảng chấm công theo Thông tư 177 có nhiều điểm tương đồng với các mẫu theo Thông tư 200 và Thông tư 133. Tuy nhiên, phần mục quy ra công trong bảng này được thiết kế một cách gọn gàng hơn. Mẫu bảng này phân chia thành 3 loại công gồm: số công hưởng lương theo thời gian, số công nghỉ không hưởng lương và số công hưởng BHXH.

Bảng chấm công theo quy định của Thông tư 177
Bảng chấm công theo quy định của Thông tư 177

5. Tải bảng chấm công trên Word 

Mẫu bảng chấm công mới nhất của năm 2025 hiện nay được quy định tại Mẫu 01a, ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành. Mẫu này có thể được sử dụng cho các doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Các doanh nghiệp, nhà quản lý có thể tải mẫu

Bảng chấm công trên Word
Bảng chấm công trên Word

>>> Tham khảo thêm: 8+ kỹ năng quản lý đội nhóm quan trọng đỉnh cao cần biết

6. Tải bảng chấm công trên Excel 

Hiện tại, pháp luật không có quy định cụ thể về mẫu bảng theo dõi và chấm công dưới dạng file Excel. Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể tham khảo bảng chấm công Excel mới nhất, hiện đang được sử dụng phổ biến theo mẫu dưới đây.

Các doanh nghiệp, nhà quản lý có thể tải mẫu TẠI ĐÂY.

Mẫu bảng theo dõi và chấm công trên Excel

7. Mẫu bảng chấm công cho doanh nghiệp sản xuất

Bảng chấm công là công cụ quan trọng giúp các doanh nghiệp sản xuất quản lý hiệu quả thời gian làm việc của nhân viên. Với thiết kế đơn giản, trực quan, bảng này giúp ghi nhận chi tiết các ca làm việc, giờ làm thêm, công chuẩn và công phụ trội của mỗi công nhân. 

Điểm nổi bật của mẫu bảng này là tính dễ sử dụng, giúp quá trình theo dõi và đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên trở nên thuận tiện hơn. Khi kết thúc chu kỳ lương, các cấp quản lý và tổ trưởng có thể nhanh chóng tổng hợp số giờ làm việc, từ đó tính toán chính xác tiền lương và các chế độ đãi ngộ cho nhân viên.

>>> Tham khảo thêm: 6+ kỹ năng quản lý quan trọng cần có của nhà quản trị

Mẫu bảng theo dõi và chấm công trong sản xuất
Mẫu bảng theo dõi và chấm công trong sản xuất

8. Bảng chấm công khi làm thêm giờ

Bảng chấm công làm thêm giờ đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và tính toán lương cho nhân viên, đặc biệt đối với các doanh nghiệp trong ngành sản xuất, nơi mà làm thêm giờ thường xuyên xảy ra. 

Bảng này giúp nhà quản lý ghi chép chính xác số giờ làm việc ngoài giờ hành chính của nhân viên. Qua đó giúp họ kiểm soát và tính toán hợp lý các khoản lương ngoài giờ, đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong công tác chi trả.

Mẫu bảng chấm công làm thêm giờ
Mẫu bảng chấm công làm thêm giờ

9. Bảng chấm công hàng tuần

Bảng chấm công hàng tuần được thiết kế để giúp các doanh nghiệp kiểm soát giờ làm việc của nhân viên một cách chặt chẽ và chính xác. Mặc dù không phổ biến như các mẫu bảng chấm công hàng ngày hoặc hàng tháng, mẫu bảng này rất hữu ích đối với những tổ chức thanh toán lương theo tuần hoặc cần báo cáo tiến độ công việc định kỳ. 

Sử dụng bảng chấm công hàng tuần giúp hạn chế xung đột về thời gian làm việc và thúc đẩy sự minh bạch trong quá trình quản lý và phân bổ công việc.

>>> Tham khảo thêm: Các hình thức xung đột nhóm và biện pháp xử lý hiệu quả

Bảng chấm công theo tuần thường được sử dụng
Bảng chấm công theo tuần thường được sử dụng

10. Bảng chấm công  cho nhân viên theo ca

Bảng chấm công theo ca là một công cụ thiết yếu đối với các doanh nghiệp có hoạt động dựa trên hệ thống ca làm việc, đặc biệt là trong các ngành sản xuất, bệnh viện, hoặc dịch vụ khách hàng, nơi nhu cầu nhân lực có thể thay đổi theo từng giờ trong ngày. 

Mục đích chính của bảng chấm công này là giúp theo dõi chính xác số ngày công và các ca làm việc của từng nhân viên, từ đó cung cấp cái nhìn tổng quan về tình hình lao động trong tổ chức.

Sử dụng bảng chấm công theo ca, người quản lý có thể:

  • Theo dõi số lượng nhân viên trong mỗi ca làm việc, từ đó dễ dàng phát hiện những ca thiếu hoặc thừa nhân lực và có phương án điều chỉnh kịp thời.

  • Phân bổ nhân sự hợp lý hơn, đảm bảo rằng mỗi ca làm việc có đủ nhân viên và không xảy ra tình trạng thiếu người hoặc quá tải.

  • Tăng cường hiệu quả công việc và giảm bớt áp lực không cần thiết cho nhân viên.

Bảng chấm công nhân viên theo ca
Bảng chấm công nhân viên theo ca

11. Mẫu bảng chấm công tính theo ngày

Bảng chấm công theo ngày, hay còn gọi là báo cáo điểm danh hàng ngày, là công cụ quan trọng giúp ghi chép chi tiết giờ vào và giờ ra của từng nhân viên từ đầu tháng đến cuối tháng. Mẫu bảng này rất phù hợp với các công việc yêu cầu nhân viên phải có mặt thường xuyên và liên tục tại nơi làm việc trong các khung giờ cố định như: Nhân viên an ninh, bảo vệ, nhân viên bán hàng hoặc các công việc yêu cầu sự hiện diện liên tục.

Bảng chấm công nhân viên theo ngày
Bảng chấm công nhân viên theo ngày

12.Bảng chấm công tính theo giờ

Chấm công theo giờ là phương pháp quản lý thời gian làm việc hiệu quả, được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Trong mẫu bảng chấm công này, thời gian ra vào của nhân viên được ghi rõ ràng theo từng ngày hoặc theo từng ca làm việc cụ thể. Điều này giúp người quản lý có thể đánh giá chính xác tình hình đi làm đúng giờ của nhân viên, từ đó đưa ra các biện pháp cải thiện sự tuân thủ nội quy công ty.

Mẫu bảng theo dõi nhân viên và chấm công theo giờ
Mẫu bảng theo dõi nhân viên và chấm công theo giờ

Bảng chấm công theo giờ không chỉ ghi nhận thông tin cơ bản mà còn có thể bao gồm các chi tiết như số phút đi muộn, về sớm, số giờ làm thêm và thời gian nghỉ phép. Dựa trên các dữ liệu này, bộ phận Nhân sự và Kế toán có thể thực hiện các quy trình liên quan đến phúc lợi nhân sự như tính toán lương làm thêm theo quy định và quản lý thời gian nghỉ bù một cách hợp lý.

13. Mẫu bảng chấm công trung tâm ngoại ngữ

Bảng theo dõi và chấm công theo giờ làm việc hoặc ca làm được sử dụng chủ yếu trong việc chấm công các giáo viên. Bảng tập trung vào việc tính công dựa theo số giờ dạy của từng cá nhân. Mẫu bảng này đặc biệt phù hợp với các trung tâm ngoại ngữ, các cơ sở giáo dục tư nhân hoặc doanh nghiệp giáo dục trong nước và quốc tế.

Bảng chấm công cho trung tâm ngoại ngữ
Bảng chấm công cho trung tâm ngoại ngữ

14. Tải mẫu bảng theo dõi và chấm công cho giáo viên theo giờ ra vào

Mẫu báo cáo chấm công tự động này do MISA AMIS HRM phát triển, được thiết lập đặc biệt cho các trường học và doanh nghiệp trong lĩnh vực giáo dục. File chấm công này gồm nhiều sheet. Khi giờ ra vào được cập nhật trong sheet DATA, tình hình làm việc theo giờ sẽ được tự động tổng hợp và hiển thị dưới dạng biểu đồ trong sheet DASHBOARD vào cuối tháng.

Bảng chấm công theo giờ ra vào của MISA AMIS
Bảng chấm công theo giờ ra vào của MISA AMIS

15. Bảng chấm công bằng tiếng Anh

Mẫu bảng chấm công tiếng Anh thường được các doanh nghiệp, tổ chức quốc tế hoạt động tại Việt Nam sử dụng để chấm công nhân viên. Về cơ bản, mẫu bảng này không có quá nhiều sự khác biệt với bảng chấm công thông thường. Tuy nhiên, để đảm bảo tính chính xác của dữ liwwuj, HR và các nhân viên cần được hướng dẫn sử dụng, đọc các thông tin bằng tiếng Anh.

Một mẫu bảng theo dõi và chấm công bằng tiếng Anh
Một mẫu bảng theo dõi và chấm công bằng tiếng Anh

Chấm công tự động nhanh chóng với Getfly CRM

Getfly CRM là hệ thống quản lý khách hàng toàn diện, được thiết kế dành riêng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) - CRM cho doanh nghiệp nhỏ tại Việt Nam. Với mục tiêu tối ưu hóa quy trình vận hành, Getfly CRM không chỉ hỗ trợ quản lý khách hàng, tự động hóa marketing, giám sát KPI mà còn tích hợp nhiều tính năng mở rộng giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất làm việc. Trong đó, tính năng chấm công thông minh là một giải pháp hữu ích giúp doanh nghiệp quản lý thời gian làm việc của nhân viên một cách chính xác và linh hoạt.

Phần mềm cho phép chấm công theo hai hình thức là GPS và IP tĩnh, giúp doanh nghiệp theo dõi chính xác thời gian làm việc của nhân viên mà không cần đầu tư thêm thiết bị hay sử dụng phương pháp chấm công vân tay truyền thống. 

So sánh phương thức chấm công truyền thống và chấm công Getfly CRM:

Chấm công truyền thống

Chấm công truyền thống là phương pháp ghi nhận thời gian làm việc của nhân viên thông qua sổ tay, thẻ giấy, ký tên hoặc bảng Excel. Nhân viên có thể tự ghi chép hoặc sử dụng máy đóng dấu thời gian để xác nhận giờ làm. Phương pháp này đơn giản, dễ triển khai nhưng tồn tại nhiều hạn chế như sai sót, gian lận và mất thời gian kiểm tra. 

Mặc dù thẻ giấy và bảng Excel giúp giảm nhầm lẫn song vẫn cần có sự giám sát thủ công, gây khó khăn trong quản lý. Đặc biệt, khi doanh nghiệp mở rộng quy mô, phương thức này dần trở nên kém hiệu quả, thúc đẩy nhu cầu áp dụng hệ thống chấm công hiện đại nhằm nâng cao độ chính xác và hiệu suất quản lý.

Tính năng chấm công Getfly CRM

Phần mềm CRM của Getfly có chế độ chấm công ghi nhận chính xác thời gian làm việc của nhân viên mà không cần đầu tư thiết bị chấm công ngoài. Nhân viên có thể check-in từ nhiều địa điểm dựa trên GPS hoặc IP tĩnh, dữ liệu được tự động lưu trữ và theo dõi trên hệ thống. Ngoài ra, phần mềm cũng cung cấp báo cáo tự động, giúp nhà quản lý dễ dàng theo dõi, kiểm soát lịch sử chấm công, bao gồm giờ vào - ra, ngày nghỉ và ca làm việc, đảm bảo minh bạch và tối ưu quản lý nhân sự.

Chấm công nhân viên chính xác với Getfly CRM
Chấm công nhân viên chính xác với Getfly CRM

 

Khi chấm công trực tiếp trên phần mềm hoặc sử dụng ứng dụng Getfly CRM App, doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí và tối ưu thao tác vận hành. Hệ thống cho phép thiết lập linh hoạt thời gian và lịch làm việc theo từng phòng ban, chi nhánh, đồng thời hỗ trợ quản lý số lượng ngày nghỉ lễ, nghỉ phép, phép năm. 

Nhân viên có thể dễ dàng tạo phiếu nghỉ phép và gửi phê duyệt trực tuyến ngay trên phần mềm, giúp quy trình xử lý nhanh chóng và minh bạch. Bên cạnh đó, Getfly CRM cũng cung cấp công cụ theo dõi bảng công tự động, hỗ trợ quản lý chi tiết về ca làm việc, ngày nghỉ, dịp lễ, tăng ca, nghỉ bù một cách linh hoạt. 

Toàn bộ dữ liệu chấm công được ghi nhận đầy đủ, chính xác, cho phép xuất file Excel nhanh chóng để phục vụ công tác báo cáo và quản lý. Qua đó, doanh nghiệp có thể tự động hóa quy trình chấm công, giúp tiết kiệm thời gian, tối ưu chi phí vận hành, nâng cao hiệu quả quản lý nhân sự.

Áp dụng đúng mẫu bảng chấm công không chỉ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả quản lý nhân sự mà còn đảm bảo sự minh bạch và chính xác trong các hoạt động tính lương và chế độ đãi ngộ. Ngoài phương thức chấm công truyền thống, tính năng chấm công tự động của Getfly CRM chắc hẳn sẽ đem đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, đăng ký và tìm hiểu thêm TẠI ĐÂY.

Văn phòng Hà Nội

Tầng 7, Tòa nhà Hoa Cương, Số 18, Ngõ 11, Phố Thái Hà, Quận Đống Đa, TP Hà Nội

Hotline hỗ trợ: (024) 6262 7662

Hotline kinh doanh: 0965 593 953

Văn phòng HCM

43D/9 Hồ Văn Huê, Phường 09, Quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh

Hotline hỗ trợ: (028) 6285 6395

Hotline kinh doanh: 0965 593 953

© Copyright Getfly CRM 2024 - Giải pháp quản lý & chăm sóc khách hàng dành cho SMEs