preload

Mô hình 3C là gì? Ứng dụng mô hình 3C trong marketing

03/04/2025

- Kiến thức Marketing
11,782 lượt xem

Mô hình 3C là gì? Ứng dụng mô hình 3C trong marketing

Mô hình 3C là công cụ chiến lược quan trọng giúp giúp doanh nghiệp hiểu rõ thị trường, xác định chính xác lợi thế cạnh tranh để phát triển bền triển. Trong bài chia sẻ, Getfly CRM gửi đến quý doanh nghiệp những thông tin cơ bản nhất về mô hình và cách áp dụng mô hình vào hoạt động marketing để tối ưu hóa chiến lược kinh doanh.

1. Mô hình 3C là gì?

Mô hình 3C được phát triển bởi Kenichi Ohmae, là một trong những công cụ chiến lược kinh doanh hàng đầu thế giới. 3 yếu tố cốt lõi của mô hình là Company (Doanh nghiệp), Customers (Khách hàng), và Competitors (Đối thủ cạnh tranh). 

Khi phân tích và hiểu rõ các yếu tố này, doanh nghiệp sẽ xác định chính xác lợi thế cạnh tranh, đưa ra định hướng chiến lược phù hợp để duy trì sự phát triển bền vững của thương hiệu trong tương lai.

sơ đồ mô hình 3C
Các yếu tố trong mô hình 3C

2. Các yếu tố trong mô hình 3C

2.1. Customer (Khách hàng)

Khách hàng là yếu tố trung tâm trong mô hình kinh doanh, quyết định trực tiếp đến sự thành công, thất bại của doanh nghiệp. Vì vậy, hoạt động và chính sách của doanh nghiệp nên tập trung vào lợi ích mà khách hàng nhận được chứ không đơn thuần là ưu tiên lợi ích cổ đông.

Khi đặt sự hài lòng của khách hàng lên hàng đầu, doanh nghiệp sẽ xây dựng được nền tảng bền vững, lâu dài. Doanh nghiệp cần phân tích chân dung khách hàng với các yếu tố như: Nhu cầu sản phẩm, dịch vụ, yếu tố văn hóa, thói quen, hành vi tiêu dùng, thu nhập.

Việc hiểu rõ khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng khả năng thành công khi mở rộng thị trường hoặc cải tiến sản phẩm.

2.2. Competitor (Đối thủ cạnh tranh)

Đối thủ cạnh tranh là một trong ba yếu tố cốt lõi của mô hình 3C. Việc phân tích đối thủ cạnh tranh giúp doanh nghiệp thu thập các thông tin giá trị về đối thủ như sản phẩm, người dùng, ý nghĩa thông điệp, cách thức triển khai,... để điều chỉnh chiến lược marketing và kinh doanh nhằm nổi bật hơn trên thị trường. 

Những dạng đối thủ cơ bản trong mô hình Gồm:

Đối thủ cạnh tranh trực tiếp
Là những thương hiệu cung cấp cùng loại sản phẩm/dịch vụ với doanh nghiệp, nhắm đến chung một tệp khách hàng, phân khúc thị trường, có chiến lược kinh doanh tương đồng.

Đối thủ cạnh tranh gián tiếp
Là các doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực nhưng có sản phẩm và chiến lược khác biệt. Ví dụ, một nhà hàng phải cạnh tranh với cả quán ăn nhanh hoặc siêu thị trong cùng một khu vực, dù không bán cùng sản phẩm nhưng đều đáp ứng nhu cầu ăn uống.

Đối thủ cạnh tranh tiềm năng
Là những doanh nghiệp có khả năng trở thành đối thủ trong tương lai, khi thị trường hoặc xu hướng tiêu dùng thay đổi. Doanh nghiệp cần nghiên cứu sâu, dự đoán xu hướng chính xác để xác định đúng nhóm đối thủ cạnh tranh tiềm năng.

2.3. Corporation (Doanh nghiệp)

Yếu tố cuối cùng trong mô hình là Corporation - Doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần nhận diện chính xác các cơ hội và thách thức, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của thương hiệu để hiểu rõ nhu cầu của khách hàng và hiệu quả cạnh tranh trên thị trường,

Ngoài việc tập trung phát huy thế mạnh, doanh nghiệp cũng cần liên kết với các yếu tố cốt lõi khác để tạo sự khác biệt. Doanh nghiệp cần tận dụng thế mạnh để đem lại giá trị cho khách hàng và trở nên nổi bật trước đối thủ.

Ví dụ, Chiến lược của Apple vào năm 2007 khi đối đầu Nokia. Thay vì cạnh tranh tính năng như GPS hay 3G, Apple tập trung vào thiết kế và trải nghiệm người dùng. Cuối cùng, iPhone với cảm ứng không bàn phím vật lý đã tạo nên một cuộc cách mạng, chiếm trọn cảm tình của khách hàng.

3. Một vài ví dụ về ứng dụng thành công mô hình 3C marketing

Để hiểu rõ hơn về mô hình này, chúng ta sẽ cùng phân tích 2 case study là TH True Milk và Grab.

3.1. TH True Milk

Customer (Khách hàng)
TH True Milk tập trung vào nhóm khách hàng quan tâm đến sức khỏe và sản phẩm hữu cơ thay vì cạnh tranh với các đối thủ lớn ở phân khúc phổ thông. Việc định vị “sữa sạch” đã giúp thương hiệu tạo khác biệt lớn và thu hút tệp khách hàng hiện đại.

Nghiên cứu của Nielsen chỉ ra, khách hàng ngày càng ưu tiên các sản phẩm tốt cho sức khỏe. Năm 2023, mức tăng trưởng chi tiêu cho các sản phẩm hữu cơ lên đến 9%. Đây là ví dụ điển hình về việc đánh vào phân khúc thị trường ngách, tập trung  đến  giá trị cốt lõi mà khách hàng cần thay vì cạnh tranh toàn diện với các đối thủ lớn hơn.

phân khúc khách hàng TH Truemilk
TH True Milk hướng đến nhóm khách hàng cao cấp

Competitor (Đối thủ cạnh tranh)
Đối thủ cạnh tranh lớn nhất của TH True Milk tại thị trường Việt Nam là Vinamilk và Cô Gái Hà Lan. Hai đối thủ cạnh tranh này chiếm lĩnh thị phần sữa dinh dưỡng. TH True Milk tập trung khai thác thị trường ngách, nhắm đến phụ nữ văn phòng muốn duy trì vóc dáng và sức khỏe.

Những điểm khác biệt của TH True Milk với hai đối thủ cạnh tranh (Vinamilk, cô gái Hà Lan) được thể hiện trong bảng dưới đây:

Yếu tố

TH True Milk

Vinamilk

Cô gái Hà 

Phân khúc khách hàng

Tập trung vào khách hàng cao cấp, quan tâm sức khỏe

Đại chúng, tập trung vào phổ thông

Cao cấp, đặc biệt là trẻ em và gia đình

Chiến lược định vị

"Sữa sạch", hữu cơ

Giá trị toàn diện (chất lượng – giá tốt)

Thương hiệu quốc tế, dinh dưỡng cao cấp

Quy trình sản xuất

Công nghệ khép kín, nguyên liệu hữu cơ

Sản xuất hàng loạt với quy mô lớn

Nguyên liệu chất lượng từ châu Âu

Kênh phân phối

Siêu thị cao cấp, cửa hàng hữu cơ

Phủ khắp các kênh phân phối toàn quốc

Tập trung vào chuỗi siêu thị và online

Chiến lược quảng bá

Giáo dục khách hàng về sản phẩm hữu cơ

Tăng cường nhận diện thương hiệu rộng rãi

Xây dựng hình ảnh quốc tế

Chiến lược này không chỉ giúp doanh nghiệp giảm áp lực cạnh tranh mà còn tạo ra sự khác biệt, đưa thương hiệu tiếp cận nhóm khách hàng văn phòng và người tiêu dùng cao cấp.

Company (Doanh nghiệp)
Tận dụng thế mạnh “sữa sạch”, TH True Milk đầu tư trang trại công nghệ cao và quy trình sản xuất hiện đại như thanh trùng ESL, bao bì Tetrapak. Phần bao bì được thiết kế với hai tông màu trắng, xanh chủ đạo kết hợp mang đến cảm giác tươi mới đặc biệt phù hợp với slogan của “Thật sự thiên nhiên” của thương hiệu. 

Điều này không chỉ nâng tầm chất lượng, tạo sự ấn tượng về thương hiệu thông qua hình ảnh mà còn củng cố niềm tin cho người dùng với bao bì đóng gói đạt chuẩn an toàn.

mô hình 3C của TH Truemilk
Bao bì và phong cách hình ảnh được TH True Milk sử dụng

Việc áp dụng chiến lược 3C của TH True Milk là minh chứng rõ nét nhất cho việc hiểu rõ khách hàng, chọn đúng thị trường ngách và tối ưu hóa lợi thế sẵn có để đạt được thành công. Đây là hướng đi nhiều doanh nghiệp có thể học hỏi để định vị và phát triển thương hiệu bền vững.

3.2. Grab

Customer (Khách hàng)
Báo cáo của Statista ghi nhận, số lượng người dùng smartphone tại Đông Nam Á tăng trưởng trung bình 7%/năm. Việc lựa chọn nhóm khách hàng sử dụng di động thông minh giúp doanh nghiệp khai thác tối đa xu hướng số hóa mà còn tạo trải nghiệm liền mạch cho người dùng, đặc biệt tại các thành phố lớn.

Với yếu tố đầu tiên trong mô hình 3C, Grab đã tận dụng lợi thế về môi trường nhân khẩu và tệp khách hàng lớn để xây dựng phần mềm cung cấp đa dạng dịch vụ như đặt xe, giao thức ăn, và thanh toán di động.

Competitor (Đối thủ cạnh tranh)
Tại thị trường Việt Nam, Grab đối đầu trực tiếp với các thương hiệu lớn như Gojek, Be,…  Thay vì cạnh tranh về giá, Grab tập trung vào nâng cao trải nghiệm khách hàng, đa dạng hóa dịch vụ, cải tiến ứng dụng.

Grab đã tận dụng công nghệ Big Data và AI để phân tích thói quen của khách hàng, từ đó đưa ra các chiến dịch khuyến mãi phù hợp, hấp dẫn. Khác với Be (tập trung tại Việt Nam), Grab còn tập trung xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường tại Đông Nam Á(Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippine).

Những điểm khác biệt của TH True Milk với hai đối thủ cạnh tranh (Be, Gojek) được thể hiện trong bảng dưới đây:

Tiêu chí

Grab

Gojek

Be

Hệ sinh thái dịch vụ

Đặt xe, giao hàng, giao đồ ăn, tài chính, bảo hiểm, y tế

Đặt xe, giao hàng, giao đồ ăn

Đặt xe, taxi, hợp tác tài xế

Tích hợp công nghệ

Sử dụng Big Data, AI để cải thiện trải nghiệm và cá nhân hóa

Sử dụng Big Data, AI nhưng chưa có mức đầu tư 

Tập trung vào công nghệ đơn giản

Thị trường

Đông Nam Á (Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia...)

Việt Nam, Indonesia và mở rộng dần ra khu vực

Việt Nam (thị trường nội địa)

 

mô hình 3C của Grab
Grab mở rộng đa dạng dịch vụ và phủ sóng nhiều quốc gia Đông Nam Á

Company (Doanh nghiệp)
Grab tận dụng và khai thác tối đa công nghệ và dữ liệu khách hàng nhằm cải thiện dịch vụ và mở rộng thị trường sang các quốc gia Đông Nam Á. Grab đã ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác với các ngân hàng và công ty bảo hiểm để cung cấp các dịch vụ tài chính tích hợp, nổi bật là OVO tại Indonesia để mở rộng dịch vụ thanh toán số.

Bên cạnh đó, Grab cũng  huy động vốn từ các quỹ đầu tư lớn (SoftBavà,  Toyota)để tăng cường năng lực tài chính. Nguồn vốn được Grab đầu tư vào công nghệ, phát triển các dịch vụ mới (Grab Mart, GrabHealth) và củng cố hệ sinh thái và tăng cường khuyến mãi để giữ chân khách hàng.

Từ ví dụ của Grab, có thể thấy doanh nghiệp đã tận dụng hiệu quả xu hướng số hóa và công nghệ cùng việc kêu gọi đầu tư từ các bên để xây dựng và triển khai chiến lược kinh doanh phù hợp. Qua đó đem lại cho Grab sự cạnh tranh hiệu quả so với các đối thủ cùng ngành và phát triển bền vững trong khu vực.

Hiểu rõ khách hàng là một yếu tố cốt lõi vô cùng quan trọng khi doanh nghiệp ứng dụng mô hình vào kinh doanh. Getfly CRM cung cấp giải pháp CRM giúp doanh nghiệp hiểu rõ khách hàng, cải thiện hiệu quả hoạt động nội bộ:

Customer (Khách hàng)
Getfly CRM thu thập và phân tích dữ liệu khách hàng chi tiết, hỗ trợ doanh nghiệp phân nhóm và phân khúc khách hàng tự động, cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng. Phần mềm sẽ dự đoán nhu cầu, triển khai các chiến dịch tiếp thị tự động (Email Marketing, SMS Marketing, ZNS Marketing), đo lường tỷ lệ chuyển đổi và gia tăng sự gắn kết giữa doanh nghiệp với khách hàng qua Fanpage, Zalo OA.

Quản lý khách hàng với Getfly CRM
Quản lý và theo dõi nhu cầu khách hàng chuyên nghiệp với Getfly CRM

Corporation (Doanh nghiệp)

Getfly CRM hỗ trợ doanh nghiệp theo dõi KPI, tỷ lệ chuyển đổi chiến dịch, doanh thu một cách trực quan bằng biểu đồ, cải thiện quy trình bán hàng từ tạo báo giá đến chốt đơn. Phần mềm tích hợp các công cụ quản lý công việc và mạng xã hội nội bộ, tăng cường sự phối hợp giữa các phòng ban.
Mô hình 3C là công cụ hiệu quả giúp doanh nghiệp hiểu rõ khách hàng, đánh giá đối thủ và tận dụng tối đa thế mạnh nội tại để xây dựng chiến lược bền vững. Việc ứng dụng mô hình trong hoạt động marketing giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động kinh doanh, mở ra cơ hội tăng trưởng dài hạn. Doanh nghiệp có thể trải nghiệm dùng thử phần mềm Getfly CRM miễn phí trọn bộ chức năng để đơn giản hóa quá trình xác định chân dung khách hàng và triển khai mô hình TẠI ĐÂY.

Văn phòng Hà Nội

Tầng 7, Tòa nhà Hoa Cương, Số 18, Ngõ 11, Phố Thái Hà, Quận Đống Đa, TP Hà Nội

Hotline hỗ trợ: (024) 6262 7662

Hotline kinh doanh: 0965 593 953

Văn phòng HCM

43D/9 Hồ Văn Huê, Phường 09, Quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh

Hotline hỗ trợ: (028) 6285 6395

Hotline kinh doanh: 0965 593 953

© Copyright Getfly CRM 2024 - Giải pháp quản lý & chăm sóc khách hàng dành cho SMEs