Phân khúc khách hàng là gì? 5 phân khúc phổ biến
Phân khúc khách hàng sẽ giúp các tổ chức doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khách hàng mục tiêu và từ đó đưa ra chiến lược tiếp thị đáp ứng đúng nhu cầu và mong muốn của họ. Vậy phân khúc khách hàng là gì và cách xác định phân khúc khách hàng sao cho hiệu quả? Để giải đáp thắc mắc trên, doanh nghiệp hãy cùng Getfly theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé!
>>> Tham khảo: Hành vi khách hàng là gì? Cách phân tích hành vi khách hàng tối ưu
1. Phân khúc khách hàng là gì?
Phân khúc khách hàng có thể hiểu đơn giản là việc phân chia đối tượng khách hàng thành các nhóm nhỏ phụ thuộc vào các điểm chung như hành vi mua sắm, độ tuổi, giới tính, sở thích,... Với từng phân khúc khác nhau, doanh nghiệp sẽ tiến hành các chiến lược tiếp thị phù hợp để mang lại hiệu quả cao.
Phân khúc khách hàng là việc phân chia khách hàng thành các nhóm nhỏ có điểm chung
>>> Tham khảo: Thế nào là khách hàng hiện tại? 7 Cách duy trì quan hệ với khách hàng
2. Top 3 lợi ích khi phân khúc khách hàng đúng đối với doanh nghiệp
Việc tổ chức doanh nghiệp thực hiện xây dựng phân khúc khách hàng sẽ đem lại nhiều lợi ích như sau:
-
Đưa ra chiến lược bán hàng hiệu quả: Việc chia khách hàng thành nhóm nhỏ sẽ giúp doanh nghiệp tạo nên cách chiến lược bán hàng hiệu quả hơn. Có thể thấy, mỗi nhóm nhỏ khách hàng sẽ có hành vi, nhu cầu khác nhau. Do đó, doanh nghiệp cần tập trung vào nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu để tăng hiệu quả kinh doanh.
-
Tối ưu trải nghiệm các nhân hóa cho khách hàng: Hiểu rõ từng phân khúc sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra dịch vụ/sản phẩm và trải nghiệm của khách hàng tùy thuộc vào nhu cầu của họ.
-
Tạo dựng mối quan hệ khách hàng lâu dài: Khi doanh nghiệp đưa ra các chiến lược tiếp thị phù hợp với từng phân khúc sẽ giúp tăng cường mối quan hệ với khách hàng trong dài hạn.
Hiểu rõ phân khúc khách hàng giúp doanh nghiệp đưa ra được những chiến lược hiệu quả
3. Phân loại phân khúc khách hàng cơ bản
Việc phân loại phân khúc khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra những kế hoạch, chiến lược marketing phù hợp, nhắm đúng vào nhóm đối tượng mục tiêu. Dưới đây là cách xác định phân khúc cơ bản mà doanh nghiệp nên biết.
3.1. Theo nhân khẩu học
Phân khúc khách hàng theo nhân khẩu học dựa vào giới tính, hành vi mua sắm, độ tuổi, nghề nghiệp, mức thu nhập trung bình, trình độ học vấn,... Việc áp dụng phương pháp này sẽ giúp doanh nghiệp thu thập thông tin dữ liệu của khách hàng.
3.2. Theo hành vi mua hàng
Phương pháp xác định phân khúc khách hàng theo hành vi mua hàng chủ yếu tập trung quan sát hành động khi mua hàng của họ. Những hành vi này bao gồm việc tương tác với doanh nghiệp, tần suất mua hàng, ra quyết định mua hàng,...
3.3. Theo hành trình mua hàng
Nhìn chung, hành trình mua hàng của khách hàng sẽ bao gồm 4 giai đoạn như mong muốn, tìm hiểu, cân nhắc và đưa ra quyết định. Doanh nghiệp nên xem xét để đưa ra các thông điệp truyền thông tác động đúng vào nhóm đối tượng khách hàng này để tăng hiệu quả kinh doanh.
3.4. Theo thiết bị sử dụng
Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển dẫn đến việc khách hàng sử dụng thiết bị điện tử ngày càng tăng. Do đó, doanh nghiệp có thể dựa vào phân khúc này để thực hiện tiếp thị truyền thông như xây dựng kênh bán hàng online, sàn thương mại điện tử, website bán hàng,...
3.5. Theo tâm lý khách hàng
Phân khúc khách hàng này chủ yếu dựa trên các yếu tố then chốt như tư duy, cảm xúc, tâm lý, tình cảm,... Ngoài ra, phương pháp này không thể đo lường được từ công cụ phân tích mà chỉ có thể xác định khi trao đổi trực tiếp.
Có nhiều cách phân loại phân khúc khách hàng
4. Hướng dẫn các bước phân chia nhóm khách hàng hiệu quả với doanh nghiệp
Một trọng những yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp tăng hiệu suất kinh doanh đó chính là xây dựng chiến lược tiếp thị tốt. Khi bắt đầu thực hiện một chiến lược kinh doanh thì việc xác định phân khúc khách hàng là điều hết sức cần thiết. Doanh nghiệp có thể phân khúc nhóm khách hàng mục tiêu của mình bằng cách thực hiện các bước sau:
4.1. Bước 1: Xác định mục tiêu doanh nghiệp
Bước đầu tiên khi xác định đúng phân khúc khách hàng chính là hiểu rõ về mục tiêu của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tổ chức doanh nghiệp nên đưa ra một số chiến lược phù hợp nhắm đến đúng nhóm khách hàng mục tiêu. Điều này sẽ giúp tổ chức doanh nghiệp quảng bá được dịch vụ/sản phẩm của công ty giúp tiết kiệm chi phí và đem lại hiệu quả cao.
4.2. Bước 2: Nghiên cứu thị trường và phân tích dữ liệu
Việc nguyên cứu thị trường và phân tích dữ liệu sẽ giúp doanh nghiệp thu thập được thông tin về nhu cầu của khách hàng. Các yếu tố quan trọng khi nghiên cứu thị trường là nhu cầu của khách hàng, xu hướng phát triển, đối thủ cạnh tranh và yếu tố then chốt là khách hàng. Sau khi có được dữ liệu từ việc nghiên cứu thị trường thì doanh nghiệp bắt đầu tiến hành phân tích dữ liệu. Đồng thời, doanh nghiệp cũng có thể áp dụng phương pháp khảo sát, phỏng vấn sâu để tìm hiểu về nhu cầu, hành vi của khách hàng.
4.3. Bước 3: Phân loại phân khúc khách hàng
Bước tiếp theo là phân loại phân khúc khách hàng dựa vào các tiêu chí như tâm lý, nhân khẩu học, hành vi của khách hàng,... Dựa vào kết quả trong quá trình phân tích dữ liệu mà doanh nghiệp có thể phân chia theo từng nhóm nhỏ có điểm tương đồng. Đối với bước này, doanh nghiệp cần xác định chính xác và đảm bảo phân khúc của khách hàng phải rõ ràng.
Phân loại phân khúc khách hàng là một trong những bước quan trọng
4.4. Bước 4: Lựa chọn phân khúc khách hàng mục tiêu
Dựa vào nhóm phân khúc khách hàng ở bước trên, doanh nghiệp có thể lựa chọn nhóm đối tượng mục tiêu mà tổ chức muốn hướng đến. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tập trung toàn bộ nguồn lực nội bộ vào nhóm đối tượng có thể đem lại hiệu suất kinh doanh cao. Nhờ vậy mà doanh nghiệp có thể tối ưu hóa chi phí một cách hiệu quả.
4.5. Bước 5: Lên chiến dịch bán hàng, marketing phù hợp
Sau khi đã lựa chọn được nhóm khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp bắt đầu lên kế hoạch, chiến lược marketing phù hợp nhằm thu hút khách hàng. Để lập một chiến dịch bán hàng hiệu quả, doanh nghiệp có thể xây dựng thông điệp truyền thông ý nghĩa, lựa chọn kênh truyền thông phù hợp, nội dung quảng cáo mới lạ và tập trung chủ yếu vào nhóm đối tượng mục tiêu.
4.6. Bước 6: Đánh giá và điều chỉnh
Doanh nghiệp có thể đánh giá, đo lường của việc xác định phân khúc khách hàng dựa vào thống kê qua doanh số, tỷ lệ chuyển đổi, mức độ tiếp cận khách hàng,... Nhờ vậy mà doanh nghiệp có thể xem xét điều chỉnh sao cho phù hợp tạo ra lợi nhuận cao hơn.
Phân khúc khách hàng có thể được đánh giá và đo lường dựa trên các chỉ số thống kê của doanh nghiệp
5. Ví dụ minh họa phân khúc khách hàng doanh nghiệp
Việc xác định phân khúc khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra các chiến lược marketing phù hợp và góp phần gia tăng doanh số đáng kể. Dưới đây là một số ví dụ minh họa về việc áp dụng phân khúc khách hàng thành công của các thương hiệu nổi tiếng.
5.1. Phân khúc khách hàng của Coca Cola
Thương hiệu nổi tiếng toàn thế giới Coca Cola đã áp dụng thành công việc xác định phân khúc khách hàng tiềm năng. Đây chính là yếu tố then chốt giúp thương hiệu tiếp cận và thu hút được khách hàng. Getfly đã tổng hợp một số loại phân khúc khách hàng của Coca Cola như sau:
-
Khách hàng mục tiêu theo độ tuổi: Hiện nay, Coca Cola đang nhắm đến nhóm đối tượng từ 10 - 35 tuổi. Có thể thấy, sản phẩm của thương hiệu này phù hợp với giới trẻ. Các thông điệp truyền thông của Coca Cola hầu hết đều truyền tải những nội dung ý nghĩa và tập trung trọng tâm vào nhóm đối tượng này.
-
Theo thu nhập của khách hàng: Thương hiệu Coca Cola nhắm đến khách hàng với nhiều mức thu nhập khác nhau và sản phẩm được sản xuất tùy thuộc vào nhu cầu cũng như tình hình tài chính của họ.
-
Theo địa lý: Thương hiệu Coca Cola đã thâm nhập thị trường trên toàn thế giới. Đối với mỗi quốc gia, thương hiệu này sẽ thay đổi sản phẩm phù hợp dựa trên văn hóa, khí hậu và nền kinh tế.
Coca Cola là thương hiệu điển hình khi áp dụng phân khúc khách hàng trong kinh doanh
5.2. Phân khúc khách hàng mục tiêu của Cocoon
Cocoon là thương hiệu mỹ phẩm thuần chay ở Việt Nam được nhiều người biết đến. Thương hiệu này đã thành công trong việc xác định phân khúc để từ đó thực hiện các chiến lược tiếp thị phù hợp:
-
Theo nhân khẩu học: Đối tượng mục tiêu mà thương hiệu Cocoon muốn hướng đến là chị em phụ nữ có độ tuổi từ 18 - 25 tuổi. Họ là những người thích làm đẹp và tin dùng sản phẩm thuần chay từ thiên nhiên tốt cho sức khỏe.
-
Theo hành vi mua hàng: Cocoon xác định khách hàng là những người thích mua sắm trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử như TikTop Shop, Shopee, Lazada,...
CoCoon là thương hiệu mỹ phẩm thuần chay nổi tiếng ở Việt Nam
5.3. Phân khúc khách hàng của Vinamilk
Vinamilk là thương hiệu sữa nổi tiếng tại Việt Nam. Có thể thấy, Vinamilk chính là một ví dụ điển hình cho sự thành công trong việc lựa chọn phân khúc khách hàng đúng.
-
Theo nhân khẩu học: Độ tuổi khách hàng mà Vinamilk hướng đến là từ 5 - 60 tuổi. Không chỉ trẻ em mà Vinamilk còn hướng đến đối tượng người cao tuổi.
-
Theo hành vi mua hàng: Họ thường mua sắm tại các địa điểm bán tại chỗ như tạp hóa, siêu thị, cửa hàng tiện lợi,...
Việc xác định khách hàng mục tiêu giúp Vinamilk tạo ra chiến lược tiếp thị hiệu quả
5.4. Phân khúc khách hàng của Công ty TNHH Minh Long
Minh Long là công ty quy mô vừa và nhỏ chuyên sản xuất gốm sứ tại Bình Dương. Công ty đã thành công trong việc xác định phân khúc để từ đó thực thi chiến lược kinh doanh hiệu quả:
-
Theo nhân khẩu học: Đối tượng mục tiêu mà Công ty TNHH Minh Long muốn hướng đến là người có độ tuổi từ 20 - 60 tuổi. Họ là những người có nhu cầu trang trí nhà cửa và mua sắm gốm sứ cao cấp làm quà tặng.
-
Theo hành vi mua hàng: Khách hàng có thể mua hàng trực tiếp tại cửa hàng, qua website của công ty.
>>> Tìm hiểu thêm: Bảng giá phần mềm CRM ưu đãi mới nhất từ Getfly CRM
6. Khai thác khách hàng hiệu quả với Getfly CRM
Sau khi xác định được phân khúc khách hàng mục tiêu cho doanh nghiệp. Bước tiếp theo là việc khai thác khách hàng sao cho hiệu quả. Nếu doanh nghiệp đang băn khoăn tìm kiếm việc thấu hiểu khách hàng thì hãy liên hệ ngay Getfly.
Hiện nay, Getfly đã hợp tác với hơn 5000+ khách hàng và khoảng 250+ khách hàng trên toàn quốc. Getfly rất vinh dự nhận được nhiều sự tin tưởng của quý khách hàng. Các tổ chức doanh nghiệp có thể tham khảo phần mềm CRM - Getfly CRM:
-
Quản lý 360 độ về khách hàng: Không chỉ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khách hàng mà còn tăng cường mối quan hệ, nâng cao trải nghiệm khách hàng và tối ưu hóa quy trình bán hàng, Getfly cho phép doanh nghiệp đồng bộ toàn bộ dữ liệu của khách hàng và phân chia thành từng nhóm khác nhau. Theo dõi lịch sử mua hàng, lịch sử tương tác của khách hàng để từ đó hiểu rõ hơn về chân dung khách hàng. Ngoài ra, Getfly CRM còn giúp doanh nghiệp theo dõi và báo cáo chính xác tỷ lệ chuyển đổi của khách hàng.
-
Quản lý hành trình khách hàng: Phân tích các bước trong hành trình mua hàng của khách hàng từ nhận biết, cân nhắc, ra quyết định cho đến mua hàng. Doanh nghiệp có thể theo dõi lịch sự mua hàng, trao đổi để từ đó hiểu rõ hơn về chân dung khách hàng.
-
Social CRM: Tích hợp đa kênh bao gồm kênh bán hàng trên mạng xã hội (Zalo OA và Fanpage), quản lý thông tin khách hàng trực tuyến,...
Getfly CRM là phần mềm quản lý khách hàng hiệu quả dành cho mọi doanh nghiệp
Các bài viết liên quan:
- 3 mô hình hành vi người tiêu dùng và cách ứng dụng hiệu quả
- Vòng đời khách hàng hàng gì? Cách tối ưu vòng đời khách hàng
Xác định đúng phân khúc khách hàng giúp doanh nghiệp đưa ra chiến lược bán hàng hiệu quả và tối ưu trải nghiệm mua hàng. Từ đó, doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí và tạo ra dịch vụ/sản phẩm phù hợp với nhóm đối tượng mà mình hướng đến. Quý doanh nghiệp mong muốn khai thác khách hàng dựa vào phần mềm Getfly CRM thì hãy liên hệ ngay để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết.
BÀI VIẾT NỔI BẬT