preload

Người tiêu dùng thế hệ Z: những điều bạn chưa biết!

26/04/2024

- Quản lý khách hàng
6,043 lượt xem

Dự báo, trong vòng 5 năm tới, thế hệ Z (sinh từ 1996-2005) đủ khả năng tạo ra những xu hướng mới (cả về tiêu dùng và lối sống xã hội).  Mặc dù độ tuổi còn rất trẻ nhưng sức ảnh hưởng của người tiêu dùng thế hệ Z đến thị trường rất lớn.

Dự báo, trong vòng 5 năm tới, thế hệ Z (sinh từ 1996-2005) đủ khả năng tạo ra những xu hướng mới (cả về tiêu dùng và lối sống xã hội).  Mặc dù độ tuổi còn rất trẻ nhưng sức ảnh hưởng của người tiêu dùng thế hệ Z đến thị trường rất lớn.

Những ảnh hưởng của thế hệ Z đến tiêu dùng

Dù có mức thu nhập không cao, còn phụ thuộc vào gia đình nhưng người tiêu dùng ở thế hệ Z vẫn được đánh giá là nhóm khách hàng đầy tiềm năng.

Theo số liệu từ Nielsen Việt Nam, năm 2017, thức uống và nhóm thực phẩm ngẫu hứng – hai trong số nhóm sản phẩm chịu tác động từ sự tham gia mua hàng của thế hệ Z có tổng thị phần trị giá 6,6 tỷ USD. Không dừng lại ở đó, GenZ đã và đang trở thành nhóm định hình xu hướng về nhiều mặt từ các hoạt động giải trí, sản phẩm công nghệ, thời trang…  Các bạn trẻ ngày nay có nhiều quyền hơn trong việc yêu cầu và lựa chọn hàng hóa khi đi mua sắm cùng người lớn cũng như khi mua hàng một mình tại các cửa hàng.

Hiểu về tâm lý và nhu cầu thế hệ Z

Qua các nghiên cứu chỉ ra: thế hệ Z phá cách, mong muốn khẳng định bản thân mình và thử thách những giới hạn về quan điểm sống. Đây cũng thuộc tuýp những người tiêu dùng chịu chi và có “gu” riêng về thời trang, ăn uống…

Bên cạnh đó, thế hệ Z có nhiều điều kiện tiếp cận cái mới, tư duy liên thông thế giới nhanh nhạy hơn các thế hệ trước. Bởi vậy, thế hệ này khá khó tính trong việc tiếp nhận quảng cáo. Muốn thu hút và dẫn dắt thế hệ Z, thương hiệu cần đưa ra những thông điệp truyền thông sâu sắc, tạo đúng sản phẩm hợp thời, tạo cơ hội cho thế hệ Z thể hiện bản thân mình trong đó.

Thích trải nghiệm mới và … ít trung thành với một thương hiệu nào

Thế hệ Z tương tác và tiếp cận nhiều với các thông tin từ nhiều kênh khác nhau. Tuy nhiên, dù sẵn sàng tiếp nhận các thông tin từ các thương hiệu, sản phẩm nhưng thế hệ Z dường như lại ít trung thành với một thương hiệu nào. Họ luôn mong muốn có được những trải nghiệm mới mẻ, thu hút.

Không ngần ngại để trải nghiệm thử các dòng sản phẩm/ thương hiệu mới nếu cảm thấy những yếu tố đó là mới mẻ và thú vị mặc dù đã có “thương hiệu quen” sử dụng trước đó. Nielsen Việt Nam nhấn mạnh thêm: chỉ có khoảng 16% số người thuộc thế hệ Z dành nhiều thời gian, cẩn thận lựa chọn thương hiệu trước khi mua và không mấy thích thú việc thay đổi.

Bài toán đặt ra cho mỗi thương hiệu trong cuộc chiến giành thiện cảm từ khách hàng tiềm năng, ngoài chất lượng dịch vụ tốt, các thương hiệu cần đẩy mạnh hoạt động chăm sóc sau bán, cụ thể là phải biết lắng nghe phản hồi của khách hàng để kịp thời xử lý.

Một số sai lầm cần tránh trong các chiến dịch marketing cho thế hệ Z

Không riêng các nước trên thế giới, ngay tại Việt Nam các doanh nghiệp đã nhận thức được tầm quan trọng của nhóm đối tượng này trong tiêu dùng và thúc đẩy sản phẩm/ dịch vụ. Vì thế, họ không tiếc tìm cách quyến rũ các mỏ vàng này. Tuy vậy, trong quá trình chinh phục nhóm khách hàng này, vẫn có những lầm tưởng sai lầm. Dưới đây là một số sai lầm phổ biến, cần tránh:

Cho rằng mọi thứ phải thật hoàn hảo: Thế nhưng, hơn 2/3 gen Z trả lời rằng họ mong muốn nhận được những quảng cáo chân thật hơn là những thứ được tô vẽ quá hào nhoáng

“Có mới nới cũ”: thế hệ Z yêu thích sự mới lạ nhưng không hoàn toàn bỏ quên những thương hiệu cũ trước đó. Họ sẽ vẫn trung thành với các thương hiệu nếu như  các thương hiệu đủ khiến họ tin tưởng đồng thời mang đến cho họ những trải nghiệm tuyệt vời.

Thế hệ Z chỉ mua sắm online: điều đó không hoàn toàn đúng! Có tới 42% khách hàng thế hệ Z ưa thích mua hàng tại các cửa hàng trong khi chỉ có 23% thích mua hàng qua mạng. Tuy vậy, để thu hút những người trẻ tuổi đến cửa hàng thì cần phải có gì đó thú vị.

>> Xem thêm: Điểm mặt một số thách thức thường gặp khi triển khai CRM

Trải nghiệm giải pháp

quản lý và chăm sóc khách hàng toàn diện cho SMEs Việt

Trải nghiệm thử

Hotline 24/7: (024) 6262 7662