preload

Định giá sản phẩm là gì? Cách định giá sản phẩm hiệu quả

26/04/2025

- Kiến thức Marketing
98,654 lượt xem

Định giá sản phẩm là yếu tố then chốt ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Việc áp dụng phương pháp định giá phù hợp không chỉ tối ưu hóa lợi nhuận mà còn đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Cùng Getfly khám phá cách định giá sản phẩm hiệu quả trong bài viết này!

>>> Xem thêm: Direct marketing là gì? Cách áp dụng Marketing trực tiếp thành công

1. Định giá sản phẩm là gì?

Định giá sản phẩm là quá trình xác định giá bán phù hợp cho một sản phẩm hoặc dịch vụ dựa trên nhiều yếu tố ảnh hưởng. Đây không chỉ là việc đặt một con số ngẫu nhiên mà còn là một chiến lược kinh doanh nhằm tối ưu hóa lợi nhuận và định vị sản phẩm trên thị trường.

Quá trình này đòi hỏi doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ lưỡng các khía cạnh như chi phí sản xuất, giá trị sản phẩm mang lại, sức mua của khách hàng, mức độ cạnh tranh trong ngành và uy tín thương hiệu. Một mức giá được thiết lập đúng đắn không chỉ giúp sản phẩm hấp dẫn hơn trong mắt khách hàng mà còn tạo ra lợi thế cạnh tranh, từ đó đóng góp vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Định giá sản phẩm là quá trình xác định giá bán phù hợp cho một sản phẩm
Quá trình định giá sản phẩm đòi hỏi doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ lưỡng 

Những lưu ý định giá sản phẩm doanh nghiệp cần chú ý

Để xây dựng một chiến lược định giá sản phẩm hiệu quả, doanh nghiệp cần lưu ý các yếu tố:

  • Giá trị sản phẩm phải tương xứng với giá bán: Mức giá đưa ra cần phản ánh đúng giá trị mà sản phẩm mang lại, đảm bảo sự hài lòng của khách hàng.

  • Dựa trên tiềm lực doanh nghiệp: Cân nhắc chi phí sản xuất, khả năng tài chính, nguồn lực hiện có và mục tiêu kinh doanh để định giá phù hợp. Mức giá cần đảm bảo bù đắp chi phí, tạo lợi nhuận và phù hợp với chiến lược.

  • Phân tích đối thủ và thị trường: So sánh giá cả với các đối thủ cạnh tranh và xem xét tình hình thị trường để không bị định giá quá cao hoặc quá thấp.

  • Đảm bảo cân bằng lợi ích: Mức giá cần hợp lý để vừa tối ưu hóa doanh thu vừa duy trì được sự hài lòng của khách hàng.

>>> Tham khảo: Tâm lý khách hàng là gì? 4 cách nắm bắt tâm lý độc vị khách hàng

2. Định giá sản phẩm có tầm quan trọng như thế nào?

Định giá sản phẩm đóng vai trò thiết yếu trong sự thành công của sản phẩm và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Đây không chỉ là công cụ xác định mức giá bán mà còn ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh quan trọng khác:

  • Xác định mức giá bán hợp lý: Định giá giúp doanh nghiệp thiết lập mức giá phù hợp, đảm bảo vừa tăng sức cạnh tranh vừa tối ưu hóa lợi nhuận.

  • Hiểu rõ giá trị sản phẩm: Việc định giá đòi hỏi phân tích toàn diện các yếu tố như chi phí sản xuất, chi phí quảng cáo và phân phối, từ đó làm rõ giá trị thực sự mà sản phẩm mang lại cho khách hàng.

  • Quản lý tài chính và lợi nhuận: Một mức giá hợp lý giúp doanh nghiệp bù đắp chi phí, đảm bảo lợi nhuận mà không tạo rào cản mua sắm cho khách hàng do giá quá cao hoặc quá thấp.

  • Hỗ trợ quyết định đầu tư: Định giá đúng giúp doanh nghiệp phân bổ nguồn lực đầu tư hiệu quả, tránh lãng phí hoặc thiếu hụt trong quá trình phát triển sản phẩm.

Định giá sản phẩm đóng vai trò thiết yếu trong sự thành công của sản phẩm
Định giá sản phẩm có vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp

>>> Tìm hiểu thêm: Chiến lược phân phối là gì? Tìm hiểu về xây dựng hiệu quả

3. Các phương pháp định giá sản phẩm trong kinh doanh 

Việc lựa chọn phương pháp định giá sản phẩm phù hợp đóng vai trò quan trọng trong chiến lược kinh doanh. Dưới đây là những phương pháp phổ biến được áp dụng:

3.1 Định giá sản phẩm dựa trên chi phí 

Phương pháp này xác định giá bán dựa vào tổng chi phí sản phẩm cộng với lợi nhuận mong muốn. Đây là cách định giá phù hợp với các mô hình kinh doanh nhỏ lẻ, giúp đảm bảo chi phí được bù đắp và đạt lợi nhuận cơ bản.

Ví dụ: Một cửa hàng sản xuất bánh handmade tính tổng chi phí làm một chiếc bánh là 50.000 VNĐ. Họ muốn có lợi nhuận 20.000 VNĐ/bánh, nên giá bán được đặt ở mức 70.000 VNĐ.

Định giá sản phẩm dựa trên chi phí 
Phương pháp định giá dựa trên chi phí

3.2 Định giá sản phẩm theo đối thủ cạnh tranh

Doanh nghiệp sẽ dựa vào mức giá trung bình của các đối thủ để đưa ra giá bán. Phương pháp này đảm bảo tính cạnh tranh, tuy nhiên cần tránh đặt giá thấp hơn mức trung bình để bảo vệ biên độ lợi nhuận.

Ví dụ: Một quán cà phê mới mở tham khảo giá của các quán trong khu vực là 40.000-50.000 VNĐ/cốc cà phê. Họ quyết định đặt giá 45.000 VNĐ để cạnh tranh trực tiếp nhưng vẫn giữ lợi nhuận.

3.3 Định giá sản phẩm theo combo

Phương pháp này định giá theo gói sản phẩm hoặc dịch vụ tương đồng, trong đó giá tổng thể thấp hơn giá riêng lẻ. Điều này thu hút khách hàng khi các sản phẩm trong combo hỗ trợ lẫn nhau, tạo cảm giác tiết kiệm và giá trị cao.

Ví dụ: Một nhà hàng đưa ra combo bữa ăn tối gồm món chính, nước uống và tráng miệng với giá 120.000 VNĐ, thay vì khách hàng phải trả 150.000 VNĐ nếu mua riêng lẻ từng món.

3.4 Định giá sản phẩm dựa trên giá trị 

Định giá này dựa vào giá trị mà sản phẩm mang lại cho khách hàng, tập trung vào điểm bán hàng độc đáo (USP). Giá bán bao gồm giá trị trung bình trên thị trường cộng với giá trị mà USP mang lại. Để thành công, doanh nghiệp cần quảng bá mạnh mẽ các lợi ích độc đáo của sản phẩm.

Ví dụ: Một thương hiệu mỹ phẩm hữu cơ định giá sản phẩm sữa rửa mặt cao hơn mức trung bình trên thị trường, ở mức 350.000 VNĐ, vì thành phần hoàn toàn tự nhiên và cam kết không thử nghiệm trên động vật.

Định giá sản phẩm dựa trên giá trị
Định giá sản phẩm dựa theo giá trị sản phẩm đem lại cho khách hàng

3.5 Định giá sản phẩm dựa theo định giá dao động 

Phương pháp này linh hoạt thay đổi giá dựa vào cung - cầu trên thị trường. Khi nhu cầu tăng hoặc đối thủ hết hàng, giá bán có thể tăng. Ngược lại, khi thị trường cạnh tranh cao, giá có thể giảm để thu hút khách hàng.

Ví dụ: Trong mùa cao điểm du lịch, một khách sạn tăng giá phòng từ 1.000.000 VNĐ lên 1.500.000 VNĐ do nhu cầu tăng cao. Ngược lại, mùa thấp điểm, giá phòng được giảm xuống 800.000 VNĐ để thu hút khách.

Định giá sản phẩm dựa theo định giá dao động 
Giá sản phẩm linh hoạt thay đổi dựa vào lượng cung - cầu

3.6 Định giá sản phẩm dựa theo định giá lỗ

Phương pháp này áp dụng mức giá thấp nhất có thể cho một số sản phẩm để thu hút khách hàng. Lợi nhuận được bù đắp qua các sản phẩm đi kèm hoặc mặt hàng khác. Phương pháp này phù hợp với sản phẩm cần mua lại nhiều lần, nhưng cần tránh giá quá thấp gây ảnh hưởng kinh doanh.

Ví dụ: Một siêu thị bán sữa tắm với giá 50.000 VNĐ (thấp hơn giá nhập) để thu hút khách hàng đến mua, hy vọng họ sẽ mua thêm các sản phẩm khác như dầu gội, khăn tắm với giá thông thường.

3.7 Định giá sản phẩm dựa theo định giá hớt váng

Phương pháp này áp dụng mức giá cao trong giai đoạn đầu khi sản phẩm còn mới và độc quyền, sau đó giảm dần theo từng giai đoạn. Đây là cách tận dụng sự mới mẻ và tâm lý khách hàng, đồng thời duy trì doanh thu khi thị trường bão hòa.

Ví dụ: Một thương hiệu điện thoại đặt giá sản phẩm mới ra mắt là 25 triệu VNĐ để tận dụng nhóm khách hàng sẵn sàng chi trả cao. Sau 6 tháng, giá giảm xuống còn 20 triệu VNĐ để tiếp cận thêm phân khúc khách hàng phổ thông.

Định giá sản phẩm dựa theo định giá hớt váng
Giá của sản phẩm sẽ được giảm dần theo từng giai đoạn 

>>> Xem thêm: Mô hình 3C là gì? Ứng dụng mô hình 3C trong marketing

4. 5 yếu tố cần lưu ý khi định giá sản phẩm 

Định giá sản phẩm không chỉ là một con số mà còn là một chiến lược kinh doanh quan trọng. Để đạt được sự cân bằng giữa lợi nhuận và sức cạnh tranh, doanh nghiệp cần tập trung vào 5 yếu tố cốt lõi sau.

4.1 Chi phí gốc 

Chi phí gốc là cơ sở để đảm bảo doanh nghiệp có thể duy trì hoạt động. Các chi phí cần được tính toán bao gồm chi phí sản xuất, nghiên cứu và phát triển, bảo trì, vận chuyển, phân phối, tiếp thị và thuê mặt bằng. Mức giá đưa ra phải đảm bảo bù đắp được chi phí này và mang lại lợi nhuận cần thiết.

4.2 Nhu cầu từ thị trường 

Doanh nghiệp cần tập trung nghiên cứu để hiểu rõ nhu cầu thực tế của thị trường. Điều này bao gồm việc xác định mức độ tiêu thụ của sản phẩm, xu hướng mới đang được khách hàng quan tâm và những mong muốn cụ thể của phân khúc khách hàng mục tiêu. 

Ngoài ra, cần đánh giá xem sản phẩm của mình có đáp ứng được kỳ vọng về chất lượng, tính năng, hoặc giá cả của khách hàng hay không. Đồng thời, theo dõi sát sao chiến lược giá của đối thủ cạnh tranh và diễn biến thị trường để đưa ra mức giá và sản phẩm phù hợp, tạo lợi thế cạnh tranh.

4.3 Tỷ suất lợi nhuận lý tưởng 

Tỷ suất lợi nhuận là chỉ số quan trọng phản ánh hiệu quả tài chính. Một biên lợi nhuận lý tưởng giúp doanh nghiệp không chỉ duy trì hoạt động mà còn đảm bảo trả lương nhân viên, tạo ra lợi nhuận cho nhà đầu tư và hỗ trợ phát triển lâu dài.

4.4 Kênh phân phối

Các kênh phân phối như cửa hàng bán lẻ, website hoặc sàn thương mại điện tử đều có chi phí vận hành khác nhau. Doanh nghiệp cần cân nhắc chi phí từ từng kênh phân phối để đưa ra mức giá hợp lý, đảm bảo khả năng tiếp cận khách hàng và tối ưu hóa doanh thu.

4.5 Giá cả thị trường 

Để cạnh tranh hiệu quả, doanh nghiệp cần hiểu rõ giá trị sản phẩm mang lại và định giá phù hợp với mặt bằng chung của ngành. Giá không nhất thiết phải cố định, doanh nghiệp có thể thử nghiệm các chiến lược định giá, áp dụng chiết khấu hoặc điều chỉnh linh hoạt để phù hợp với thị trường.

Định giá sản phẩm không chỉ là một con số mà còn là một chiến lược kinh doanh quan trọng
Kênh phân phối khác nhau sẽ có mức chi phí khác nhau 

>>> Tham khảo: Marketing bất động sản là gì? Xu hướng ngành hiện nay

5. Gợi ý chiến lược định giá sản phẩm giúp doanh nghiệp có doanh thu tăng hiệu quả

Để tối ưu hóa doanh thu từ chiến lược định giá, doanh nghiệp không chỉ cần áp dụng đúng phương pháp mà còn nên lưu ý các mẹo sau:

  • Kênh phân phối khác nhau sẽ có mức chi phí khác nhau Đặt trọng tâm vào một phân khúc sản phẩm hoặc đẩy mạnh doanh số cho những mặt hàng chủ đạo nhằm tăng độ nhận diện thương hiệu và tối đa hóa lợi nhuận.

  • Tối ưu chi phí sản xuất: Nếu cần giảm giá bán, doanh nghiệp có thể nghiên cứu cắt giảm chi phí sản xuất, thay đổi bao bì hoặc điều chỉnh cách đóng gói để duy trì sức cạnh tranh mà không làm giảm chất lượng sản phẩm.

  • Chăm sóc khách hàng và nâng cao trải nghiệm mua sắm: Đầu tư vào dịch vụ chăm sóc khách hàng và đóng gói sản phẩm một cách chỉn chu để gây ấn tượng tích cực, tạo lòng tin và giữ chân khách hàng lâu dài.

  • Áp dụng các hiệu ứng tâm lý: Sử dụng các chiến lược tâm lý như định giá bất cân đối (Ví dụ: 199.000 thay vì 200.000), hiệu ứng làm tròn giá, hoặc tận dụng giá cả như một thước đo chất lượng để thu hút và thuyết phục khách hàng mua sắm.

chiến lược định giá sản phẩm giúp doanh nghiệp có doanh thu tăng hiệu quả
Chiến lược định giá phù hợp giúp doanh nghiệp có doanh thu hiệu quả

Các bài viết liên quan:

Định giá sản phẩm là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của doanh nghiệp.Việc áp dụng phương pháp phù hợp và cân nhắc các yếu tố quan trọng sẽ giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng và đạt được mục tiêu kinh doanh bền vững. Hy vọng bài viết từ Getfly CRM đã mang đến góc nhìn rõ ràng và hữu ích về định giá sản phẩm.

Văn phòng Hà Nội

Tầng 7, Tòa nhà Hoa Cương, Số 18, Ngõ 11, Phố Thái Hà, Quận Đống Đa, TP Hà Nội

Hotline hỗ trợ: (024) 6262 7662

Hotline kinh doanh: 0965 593 953

Văn phòng HCM

43D/9 Hồ Văn Huê, Phường 09, Quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh

Hotline hỗ trợ: (028) 6285 6395

Hotline kinh doanh: 0965 593 953

© Copyright Getfly CRM 2024 - Giải pháp quản lý & chăm sóc khách hàng dành cho SMEs