5 mẹo thuyết phục khách hàng chỉ đỉnh cao bạn không thể bỏ qua
Một doanh nhân rất nổi tiếng trên thế giới khi được đặt câu hỏi về 3 nhân tố quan trọng nhất dẫn đến thành công trong kinh doanh đã trả lời đó chính là: "Giao tiếp, giao tiếp và giao tiếp.”
Nếu bạn là một nhân viên kinh doanh, cuộc gặp mặt lần đầu tiên với khách hàng mới rất nhiều và diễn ra liên tục liên tục hàng ngày như một phần tất yếu trong công việc của bạn. Chắc chắn mỗi khách hàng sẽ đem đến cho bạn một cơ hội xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, sự hợp tác lâu dài.
Vậy làm sao để mỗi cuộc gặp mặt bạn có thể tạo dựng sự tin tưởng, thuyết phục và hài lòng của khách hàng về những gì bạn chia sẻ? 5 bước nhỏ dưới đây chắc chắn sẽ giúp bạn có một buổi gặp mặt khách hàng chuyên nghiệp, ấn tượng và đạt kết quả cao. Khám phá ngay bài viết để nâng cao khả năng thuyết phục khách hàng của mình!
Kỹ năng thuyết phục khách hàng là gì?
Kỹ năng thuyết phục khách hàng đóng vai trò quan trọng trong việc giao tiếp và được nhân viên tư vấn sử dụng để giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng tiềm năng. Giúp khách hàng nhìn thấy lý do tại sao sản phẩm hoặc dịch vụ đó cần thiết đối với họ.
Nghệ thuật thuyết phục khách hàng chủ yếu được áp dụng bởi những người bán hàng để kích thích hành động tiếp theo của khách hàng, chẳng hạn như mua sản phẩm hoặc để lại thông tin liên hệ thông qua các lập luận logic và hợp lý.
Kỹ năng thuyết phục khách hàng mang lại lợi ích gì?
Kỹ năng thuyết phục khách hàng mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho doanh nghiệp của bạn:
-
Tăng doanh số bán hàng: Giúp bạn thuyết phục khách hàng mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ của bạn, từ đó tăng doanh số bán hàng và doanh thu cho doanh nghiệp.
-
Xây dựng lòng tin và tạo mối quan hệ: Khi bạn thuyết phục khách hàng mua hàng, bạn đang xây dựng lòng tin và tạo mối quan hệ với khách hàng. Điều này giúp tạo sự trung thành và khách hàng có thể trở thành nguồn khách hàng tiềm năng trong tương lai.
-
Tạo sự khác biệt: Kỹ năng thuyết phục khách hàng giúp bạn tạo sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Bằng cách trình bày một lập luận sáng giá và thuyết phục, bạn có thể làm cho sản phẩm hoặc dịch vụ của mình trở nên hấp dẫn hơn và đáng để khách hàng lựa chọn.
-
Xây dựng uy tín và danh tiếng: Khi bạn có khả năng thuyết phục khách hàng về giá trị và lợi ích của sản phẩm hoặc dịch vụ, bạn tạo ra một ấn tượng tích cực với khách hàng và tăng cơ hội để xây dựng hình ảnh đáng tin cậy và chuyên nghiệp.
-
Tăng khả năng tiếp cận thị trường mới: Giúp bạn mở rộng thị trường và tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Đồng thời có thể truyền đạt thông điệp của mình một cách hiệu quả và thu hút được sự quan tâm từ người tiêu dùng mới.
-
Tăng độ hài lòng của khách hàng: Kỹ năng thuyết phục khách hàng giúp bạn hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp và tạo ra trải nghiệm tốt cho khách hàng. Điều này làm tăng độ hài lòng của khách hàng và tạo nền tảng cho mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
5 bước cơ bản mà “có võ” giúp bạn thuyết phục khách hàng
1. Lên kế hoạch và chuẩn bị
Lên kế hoạch và chuẩn bị quyết định 70% thành công. Ý nghĩa việc chuẩn bị để gặp khách hàng nhằm mục đích bán hàng trong tương lai là rất quan trọng, vì đó là bước khởi đầu của một thương vụ. Lên kế hoạch và chuẩn bị các bước để gặp gỡ khách hàng chính là phương pháp hiệu quả để nâng cao hiệu suất công việc.
Như vậy, bạn có thể bắt đầu với một kế hoạch đơn giản và hiệu qủa dựa vào mô hình SMART:
-
Specific (Cụ thể)
-
Measurable (Có thể Đo lường được)
-
Actionable (Tính Khả thi)
-
Relevant (Sự Liên quan)
-
Time-Bound (Thời hạn đạt được mục tiêu)
Tiếp đó hãy phát triển thêm những nội dung tùy theo những đặc thù kinh doanh mà công ty bạn đang áp dụng.
Nếu nhân viên kinh doanh có thể lên kế hoạch trước khi làm việc và gặp gỡ khách hàng thì các bước tiếp cận khách hàng sẽ dễ dàng. Hơn nữa nếu nhân viên kinh doanh linh hoạt trong việc sử dụng các bước trên sẽ mang đến tỉ lệ thành công cao hơn.
2. Xây dựng nội dung cuộc hẹn
Một cuộc gặp mặt không có nội dung làm việc thì cũng như một dàn nhạc không có nhạc trưởng vậy. Một nội dung làm việc rõ ràng, khoa học làm rõ vai trò của người tham gia luôn được đánh giá cao và đem lại kết quả tốt.
Một ngày trước lịch hẹn, bạn hãy soạn một email ngắn gửi đến tất cả những người sẽ tham dự để nhắc về lịch hẹn với các thông tin chính về lịch hẹn như sau:
-
Thời gian
-
Địa điểm
-
Những nội dung chính
-
Thông tin người trực tiếp làm việc
Qua đây dù khách hàng của bạn có bận đến đâu họ cũng sẽ không thể quên được lịch hẹn với bạn, và đây cũng có thể là một cơ hội tốt để bạn giới thiệu những thành viên trong nhóm của bạn sẽ làm việc với khách hàng. Tuyệt vời hơn nếu bạn khéo léo đưa liên kết đến website có đầy đủ thông tin doanh nghiệp bạn. Một lần nữa tạo thêm ấn tượng cho khách hàng về doanh nghiệp bạn và sản phẩm dịch vụ bạn muốn đưa tới khách hàng.
Hãy để tự khách hàng nói về điều họ muốn từ vấn đề đầu tiên cho đến cuối cùng. Một lần nữa, mục tiêu chính của cuộc gặp này là để lắng nghe khách hàng. Nếu nội dung mà bạn đang chuẩn bị không giúp bạn đạt được mục tiêu đó thì nó hoàn toàn vô tác dụng.
3. Phong cách làm việc chuyên nghiệp
Bạn đã có một kế hoạch tốt, một kịch bản hoàn hảo thì khi bạn gặp gỡ khách hàng chỉ cần phong cách làm việc của bạn thật chuyên nghiệp thì chắc chắn cơ hội kinh doanh này sẽ là của bạn. Nếu bạn muốn duy trì thái độ chuyên nghiệp thì trước tiên bạn cần tránh:
-
Không ăn trong cuộc họp, trừ khi đó là một cuộc họp ăn trưa.
-
Không trả lời điện thoại di động của bạn. Trong thực tế, tắt nó đi.
-
Không văn bản hoặc email.
-
Không thì thầm với đồng đội của bạn trong khi khách hàng đang nói.
-
Không xuất hiện mệt mỏi hoặc bị phân tâm.
Sau đó bạn hãy chú ý đến kỹ năng giao tiếp, mọi việc đều bắt đầu bằng một câu chuyện. Theo Kinixti – học giả Mỹ đã nhận định: “Sự thành công của mỗi người chỉ có 15% là dựa vào kỹ thuật chuyên ngành, còn 85% là dựa vào những quan hệ giao tiếp và tài năng xử thế của người đó”.
Đa số những khách hàng hiện nay, họ không muốn nghe những “nốt nhạc” bán hàng nữa. Vì họ thừa biết những gì bạn bán, nó không có khác nhiều với các đối thủ cạnh tranh. Chính điều đó là sai lầm của người bán hàng khi nói quá nhiều mà không lắng nghe dẫn đến khó thuyết phục khách hàng đồng ý mua.
Kỹ năng nghe là yếu tố bắt buộc trong hoạt động của người bán hàng chuyên nghiệp; biết lắng nghe và đưa ra câu hỏi đúng lúc đúng chỗ, tập trung vào thời điểm khi khách hàng thể hiện sự quan tâm vào sản phẩm.
Cuối cùng hãy nói chuyện với khách hàng như là nói chuyện với gia đình hay bạn bè của mình chứ đừng biến cuộc nói chuyện thành một Seminar (hội nghị chuyên đề) giới thiệu về sản phẩm.
Người bán hàng có thể hỏi thăm bắt chuyện với những câu hỏi cung cấp nhiều thông tin về nhu cầu và mong muốn của khách hàng như: bạn đang sử dụng sản phẩm và dịch vụ nào, những gì bạn dùng có quá đắt hoặc không đủ độ tin cậy.
Khi biết được nhu cầu của khách hàng, người bán hàng cũng đừng vội vàng thuyết phục họ mua hàng mà lúc đó nên chú ý vào tâm trạng của họ như thế nào rồi quyết định; để họ xem chúng ta như một nhà tư vấn có giá trị chứ không phải là người bán hàng. Bên cạnh đó, nhân viên bán hàng cũng phải biết cách gợi mở để khai thác thêm nhu cầu của khách hàng
Một cách tuyệt vời để bạn luôn để lại ấn tượng tốt sau mỗi lần gặp gỡ là việc ghi chép, chú ý quan tâm đến những gì khách hàng chia sẻ.
4. Liên hệ, hẹn gặp khách hàng
Liên hệ hẹn gặp:
Bạn có thể gọi điện hẹn gặp. Nếu khách hàng không đồng ý thì xin lịch liên lạc lại. Nếu đồng ý thì Gửi email, sms để khách hàng có thông tin liên lạc. Bạn cần chú ý 30 phút trước khi cuộc hẹn diễn ra cần gọi điện báo trước cho khách hàng.
Nên nhớ chuẩn bị các tài liệu cần thiết hỗ trợ trước khi tới gặp khách hàng.
Tham khảo về cách lên lịch tin nhắn nhắc hẹn tự động tại đây!
Gặp khách hàng:
Trong quá trình trò chuyện với khách hàng để có thể gây ấn tượng tốt mắt khách hàng bạn cần lưu ý một số vấn đề sau: Tắt điện thoại, không email, không nhắn tin trong khi gặp khách hàng. Và ghi chú lại những thông tin của khách hàng cung cấp, cũng như thu nhận những thông tin cần thiết của những người tham gia.
Bám sát mục tiêu theo kế hoạch ban đầu đã đề ra để đạt hiệu quả sau cuộc hẹn.
5. Tạo ra sự liên kết với khách hàng
Nếu bạn đang ở vị trí quan trọng nhất của cuộc giao tiếp, việc giữ được các thái độ tích cực là điều tất yếu. Sự tôn trọng với người đối diện được phản ánh ngay trong giọng nói và cách cư xử của bạn. Điều này không những giúp bạn cảm thấy thoải mái mà còn nhận được các phản hồi tích cực từ khách hàng.
Và hãy chắc rằng cuộc hẹn của bạn không xảy ra tình trạng "cô lập" bằng cách cho khách hàng biết những gì hai bên đã thống nhất và những gì sẽ xảy ra tiếp theo: viết email gửi lại thông tin cuộc gặp mặt và đưa ra kế hoạch làm việc với khách hàng.
Với 5 bước cơ bản trong bài viết trên mong rằng bạn có vận dụng vào thuyết phục khách hàng ra quyết định mua. Luyện tập và luyện tập chắc chắn thành công sẽ đến với bạn
Getfly - Để khách hàng mua trọn đời
BÀI VIẾT NỔI BẬT
11/12/2024
- Quản lý khách hàng5 mẹo thuyết phục khách hàng chỉ đỉnh cao bạn không thể bỏ qua